Mách nhỏ cách đặc trị giúp sữa mẹ không bị hôi

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Phải làm sao để sữa mẹ không bị hôi có lẽ là câu hỏi khó với nhiều bà mẹ, phần nào hiểu được nỗi lo của mẹ. Bài viết hôm nay HoiBenh sẽ giúp mẹ đối phó với trường hợp sữa mẹ bị hôi.

Mách nhỏ cách đặc trị giúp sữa mẹ không bị hôi Mách nhỏ cách đặc trị giúp sữa mẹ không bị hôi

Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Phải làm sao để sữa mẹ không bị hôi có lẽ là câu hỏi khó với nhiều bà mẹ, phần nào hiểu được nỗi lo của mẹ. Bài viết hôm nay HoiBenh sẽ giúp mẹ đối phó với trường hợp sữa mẹ bị hôi.

Tại sao mẹ bị hôi sữa?

Thông thường sữa mẹ có màu trắng đục, hơi ngả vàng, mùi thơm ngọt và khá mạnh. Tuy nhiên, theo thời gian sữa mẹ thay đổi dần, sự thay đổi đó phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống và cách bảo quản sữa cho con của người mẹ.

Nhiều bà mẹ thỉnh thoảng nhận thấy rằng sữa của mình đôi khi có màu xanh nhạt, vàng nhạt, hoặc nâu nhạt; có mùi hoi, hơi tanh, không thơm, thậm chí là giống mùi kim loại hoặc xà phòng. Đặc biệt là khi sữa mẹ được để trong tủ lạnh. Điều này là rất bình thường.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do enzyme lipase có trong sữa mẹ. Enzyme này có rất nhiều tác dụng, một trong số đó là phá vỡ các chất béo có trong sữa, giúp bé dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.

Bên cạnh đó, enzyme này làm cho sữa mẹ có mùi rất đặc trưng, hơi hôi và không có mùi thơm dễ chịu như các loại sữa bột đóng hộp.Khi sữa mẹ để trong tủ lạnh, lượng enzyme này tăng lên, do đó mùi sữa sẽ càng hôi hơn, nồng hơn.
vicare.vn-mach-nho-cach-dac-tri-giup-sua-me-khong-bi-hoi-body-1

Phải làm sao để sữa mẹ không bị hôi?

Bổ sung thực phẩm chống hôi sữa

Như đã nói, sữa mẹ bị hôi có phần lớn là do chế độ ăn uống của mẹ và một phần do cách bảo quản, để tránh tối đa trường hợp hôi sữa mẹ nên bắt đầu thay đổi từ chế độ ăn của mình. Có một số loại thực phẩm có thể giúp mẹ đẩy lùi hôi sữa như:

Rau thì là

Rau thì là hay còn gọi là thìa là, được biết đến là một loại rau gia vị để tăng hương vị cho các món ăn, đặc biệt là canh, riêu. Nhưng bên cạnh đó, loài cây gia vị tưởng nhỏ bé này còn là “cứu cánh” cho các bà đẻ ít sữa, giúp sữa mẹ không bị hôi.

Bởi trong cây thì là có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất Fennel, các chất xơ, Mangan, Kali, Magiê, Canxi, sắt và vitamin B3... có tác dụng giúp kháng khuẩn cực cao.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khoa học, thì là còn có tác dụng giúp tăng tiết sữa và giúp sữa tiết ra đặc hơn. Vì thế đây cũng là loại rau được các bà đẻ sử dụng để “gọi” sữa về.

Chuối

Không chỉ có giàu chất dinh dưỡng, trong chuối còn chứa các vi lượng và chứa nhiều vitamin A, C,D,E,B1, B12, B6 giúp mẹ nhuận tràng, chống táo bón.

Loại quả thông dụng này còn là một lựa chọn thông minh cho các bà mẹ đang nuôi con bú. Vì khi bổ sung chuối vào thực đơn hàng ngày trong thời gian đang cho con bú các bà mẹ “bỉm sữa” sẽ cảm nhận thấy sữa của mình có mùi thơm dễ chịu hơn và hấp dẫn bé yêu hơn.

Chè vằng

Từ lâu, chè vằng được ví như một “thần dược” cho bà đẻ. Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ trong việc hồi phục sức khỏe sau khi sinh và giúp giảm cân, vậy nên chè vằng được nhiều chị em tin tưởng sử dụng.

Không chỉ có vậy, uống chè vằng còn có thể hỗ trợ tuyến sữa tiết ra đều và thơm hơn. Các bà đẻ có thể đun nước lá chè vằng khô uống thay nước lọc hàng ngày. Càng uống đặc thì sữa càng về nhiều và thơm.
vicare.vn-mach-nho-cach-dac-tri-giup-sua-me-khong-bi-hoi-body-2

Lá chè vằng khô.

Bảo quản sữa đúng cách

Thông thường sữa mẹ khi được vắt ra, cần phải được lưu trữ trong một chiếc bình hoặc là túi nhựa kín. Nếu được bảo quản như vậy trong nhiệt độ phòng ( 18-25oC) sữa có thể để được từ 3-6 giờ.


Nếu là bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể để được trong khoảng từ 3-7 ngày. Còn trong ngăn đá, thời gian này có thể lên đến con số 6 tháng.

Cha mẹ nên lưu ý thời gian này, tùy theo từng trường hợp không nên để quá lâu và khi cho con bú hãy thử trước khi cho để chắc chắn sữa không bị đổi mùi và vẫn còn sử dụng được.


Ngoài 2 cách để sữa mẹ không bị hôi trên, mẹ cũng nên chú ý chăm sóc và vệ sinh cơ thể thật tốt, nhất là những vùng nhạy cảm như bầu ngực.. để đảm bảo dòng sữa bạn dành cho con là những dòng sữa tinh khiết và sạch sẽ nhất. Chúc mẹ thành công với 2 cách làm trên.