Mách mẹ cách phân biệt giữa tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh

Tắc tia sữa và áp xe vú là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Có rất nhiều nhầm lẫn về hai triệu chứng tắc tia sữa và áp xe vú khiến các mẹ chần chừ điều trị và do đó bệnh trở nên nặng hơn. Mời độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu sự khác nhau giữa tắc tia sữa và áp xe vú qua bài viết sau đây.

Mách mẹ cách phân biệt giữa tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh Mách mẹ cách phân biệt giữa tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh

Tắc tia sữa và áp xe vú là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Có rất nhiều nhầm lẫn về hai triệu chứng tắc tia sữa và áp xe vú khiến các mẹ chần chừ điều trị và do đó bệnh trở nên nặng hơn. Mời độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu sự khác nhau giữa tắc tia sữa và áp xe vú qua bài viết sau đây.

1. Tắc tia sữa là gì?

Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú, dưới tác động kích thích từ động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, lòng ống dẫn bị hẹp bít lại làm sữa mẹ không thể thoát ra ngoài được, từ đó tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục với kích thước khác nhau do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng tròn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bị tắc tia sữa và không điều trị kịp thời đúng phương pháp, người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa.

Nguyên nhân của viêm tắc tia sữa

Viêm tắc tia sữa có rất nhiều nguyên nhân như người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên, cho con bú khi đầu vú và bàn tay không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị nhỏ hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.Những sản phụ có đầu ti bị kéo vào trong hoặc bằng phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn nứt đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới động tác mút sữa của bé. Đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng trẻ vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương. Khi đó, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tắc tuyến sữa.Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

vicare.vn-mach-me-cach-phan-biet-giua-tac-tia-sua-va-ap-xe-vu-sau-sinh-body-1

Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tia sữa

  • Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú của mẹ căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít.
  • Có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, sốt, đau vú tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong.
  • Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn với bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.

Khi có các dấu hiệu trên, các mẹ cần được thăm khám sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và tiến hành phương pháp điều trị cho phù hợp. Các sản phụ cũng được khuyên tránh tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hoặc trì hoãn việc điều trị.

Dự phòng và điều trị

Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng, chị em cần phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày.

Người mẹ cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10-15 phút là đủ, bú hết một bên, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Nếu con bú không hết, mẹ cần vắt sữa ra ngoài.

Mỗi lần cho bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô.

Khi các phương pháp dự phòng thất bại, sản phụ cần được điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp mới được áp dụng trong điều trị viêm tắc tia sữa là sử dụng các tác nhân vật lý như sóng siêu âm trị liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh tuỳ vào tình trạng) và massage trị liệu kết hợp máy hút sữa chuyên dụng.

Việc điều trị viêm tắc tia sữa chủ yếu bằng các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa, đôi khi sau điều trị sản phụ cũng không còn khả năng tiết sữa. Do đó, hiện nay vật lý trị liệu là phương pháp điều trị tiên tiến và được áp dụng tại một số cơ sở y tế, dựa trên cơ sở lý luận bóc tách các kết dính sâu bởi các loại sóng xuyên thấu, đem lại hiệu quả nhanh ngay sau lần điều trị đầu tiên. Thông thường sau khoảng 2-3 lần điều trị, sản phụ có thể cho con bú trở lại mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Song song với quá trình điều trị, sản phụ sẽ được tư vấn các kiến thức về sữa mẹ và phương pháp cho con bú một cách hiệu quả nhằm đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng tránh tái phát.

vicare.vn-mach-me-cach-phan-biet-giua-tac-tia-sua-va-ap-xe-vu-sau-sinh-body-2

2. Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là tình trạng viêm, sưng đỏ, có hạch ấn đau và tích tụ dịch mủ do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập trực tiếp vào tuyến vú qua các ống dẫn sữa hoặc các vết xây xát ở núm vú và quầng vú hoặc từ đường toàn thân qua các ổ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng huyết. Áp xe vú thường gặp nhiều ở phụ nữ hơn, đặc biệt là trong thời kỳ sau sinh và cho con bú.

Áp xe vú rất nguy hiểm ở giai đoạn đã tạo thành áp xe khi người bệnh phải chịu những thương tổn nặng nề ở vùng da và biểu hiện nhiễm trùng toàn thân. Nếu không được điều trị kịp thời tuyến vú có thể mất chức năng tiết sữa, hoại tử, nặng hơn có thể có biến chứng nhiễm trùng huyết, suy thận hoặc hoại tử chi.

Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu của áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác.

Ở giai đoạn đầu của áp xe vú, bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu trong tuyến vú. Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm nằm sâu bên trong hoặc trở nên nóng đỏ và sưng nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú.

Ở giai đoạn tạo thành áp xe, các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên. Vào lúc này, các triệu chứng bao gồm vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ, ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, ói,...

Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú với các biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng: tụt huyết áp, toàn thân suy sụp, vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử và hạch bạch huyết sưng đau.

Nguyên nhân gây bệnh

Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureusStreptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú.

Nguy cơ mắc phải

Khoảng 10% đến 30% trường hợp áp xe vú xảy ra ở phụ nữ sau khi mang thai và đang cho con bú. Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú:

  • Cho bú không đúng cách;
  • Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú;
  • Mặc áo ngực chật;
  • Núm vú bị trầy xước;
  • Tắc ống dẫn sữa.

Điều trị áp xe vú

Nếu một áp xe vú không được phát hiện, điều trị tích cực, triệt để sẽ tạo thành khối viêm mãn, dễ tái phát và vùng này, các tuyến sữa bị tổn thương không còn chức năng tiết sữa nữa; thậm chí, nó có thể dẫn đến hoại tử. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí biến chứng đe doạ tính mạng, chẳng hạn như: Nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể tử vong.

Do đó, trước tiên, mẹ cần phải có ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách: Duy trì tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, tắm rửa cơ thể bằng xà phòng và nước. Với phụ nữ cho con bú luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú. Dùng khăn sạch nhúng với nước ấm để lau sạch đầu vú. Trước khi cho bé bú, các bà mẹ cần lau sạch đầu vú, vắt vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi hãy cho bé bú. Nếu trẻ bú không hết sữa, mẹ cần nặn hết sữa ra để đảm bảo không có sữa đọng lại bên trong, sau đó lau sạch đầu vú khi bé đã bú và vắt hết sữa thừa.

Áp xe vú thường gây ra bởi một nhiễm trùng do vi khuẩn. Bởi vậy, khi bị áp xe vú, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Để hỗ trợ điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống tăng nước, đảm bảo dinh dưỡng tốt và sử dụng một khăn ấm áp cho vú và vùng bị viêm. Phụ nữ cho con bú có thể phải ngừng cho con bú bên vú bị ảnh hưởng cho đến khi áp xe vú và nhiễm trùng khỏi hoàn toàn. Với bên vú không bị áp xe vẫn cho trẻ bú bình thường. Trong một số trường hợp, bác sĩ phải chỉ định chích rạch chỗ vú bị áp xe hoặc mổ để hút dịch mủ ứ đọng.

Điều quan trọng là khi bị tắc tia sữa sau khi sinh con, nếu thấy tình hình không được cải thiện, các bà mẹ cần đến gặp các bác sĩ để điều trị ngay, tránh để lâu dẫn đến bị áp xe vú. Và khi đã bị áp xe vú, người dân phải đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

vicare.vn-mach-me-cach-phan-biet-giua-tac-tia-sua-va-ap-xe-vu-sau-sinh-body-3

3. Khác nhau giữa tắc tia sữa và áp xe vú

Tắc tia sữa được chia thành nhiều cấp độ với những triệu chứng, biểu hiện nặng dần.

  • Cấp độ tắc tia sữa đơn thuần: Xảy ra sau khi mẹ bị tắc sữa 1 – 2 ngày, bầu ngực bắt đầu cứng, sưng lên, sữa tắc không ra được.
  • Cấp độ tắc sữa nặng hơn: Xảy ra khi mẹ bị tắc sữa 3 – 4 ngày. Bầu ngực vẫn sưng, rắn, xuất hiện các cục sữa đông trong bầu ngực, người mẹ có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi.
  • Cấp độ viêm tắc sữa: Xảy ra khi mẹ tắc sữa 5 – 6 ngày. Các triệu chứng không dừng lại ở tắc sữa mà đã chuyển sang viêm tắc tia sữa với triệu chứng sốt cao, mất ngủ, đau đầu. Vú bị viêm sưng to, xuất hiện hạch ở nách hoặc phù nề cổ. Người mẹ có cảm giác đau nhức tận sâu trong tuyến vú, cử động cánh tay cũng rất đau.
  • Cấp độ tắc tia sữa áp xe: Xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa từ 1 tuần trở lên, tức là sau giai đoạn viêm tắc tia sữa từ 2 – 3 ngày. Lúc này, ở vú đã hình thành những túi mủ do các mô bị hoại tử. Ở một bên bầu ngực có thể có một hoặc nhiều ổ áp xe nằm rải rác hay tập trung ở cùng 1 thùy của tuyến vú. Tất cả các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi toàn cơ thể, sốt cao, rét run, rùng mình, mất nước đều trở nên trầm trọng hơn.

Như vậy, tắc tia sữa dẫn đến áp xe sẽ tiến triển từ từ ngay từ khi mẹ mới bị tắc sữa và thực sự xảy ra khi mẹ bị tắc sữa 1 tuần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ kết hợp với các yếu tố tác động từ bên ngoài mà tình trạng này có thể xảy ra sớm hơn.

Xem thêm:

  • Mẹ bị tắc tia sữa uống thuốc gì?
  • Cách vệ sinh vú đúng cách trong giai đoạn cho con bú mẹ nên học tập
  • 17 bệnh lý điều trị hiệu quả bởi Phương pháp Tác động cột sống