Mách mẹ cách để hạn chế sinh non hiệu quả
Sinh non là hiện tượng không một mẹ bầu nào mong muốn vì đó là nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong cho bé. Vì thế, mẹ bầu cần phải cẩn thận trong suốt quá trình mang thai của mình để hạn chế tình trạng sinh non có thể xảy ra.
Mách mẹ cách để hạn chế sinh non hiệu quả
Sinh non là hiện tượng không một mẹ bầu nào mong muốn vì đó là nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong cho bé. Vì thế, mẹ bầu cần phải cẩn thận trong suốt quá trình mang thai của mình để hạn chế tình trạng sinh non có thể xảy ra. Hiểu được tâm lý của mẹ bầu, HoiBenh cung cấp những cách để hạn chế sinh non ở mẹ bầu trong bài viết sau:
1. Nguyên nhân sinh non:
Nguyên nhân dẫn đến sinh non có thể do từ phía thai hoặc do mẹ:
Cụ thể, nguyên nhân do thai:
Vỡ ối non: tình trạng này chiếm 10% các cuộc chuyển dạ đủ tháng và chiếm đến 30% các cuộc chuyển dạ sinh non.
Đa ối: theo các bác sĩ, khoảng 1/3 các trường hợp đa ối đều chuyển dạ sinh non.
Viêm màng ối do bị nhiễm trùng cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non
Xuất hiện các hiện tượng như nhau tiền đạo, nhau bong non: điều này gây xuất huyết trước khi sinh.
Thiểu năng nhau: Hiện tượng này khiến dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ và thường dẫn đến sinh non.
Thai dị dạng: thai dị dạng thường chuyển dạ sinh non nhất là trong trường hợp khi kết hợp với đa ối (thai vô sọ) hoặc thiểu ối (không có thận). Các bệnh lý bất thường có liên quan đến nhiễm sắc thể, bệnh tự miễn và nhiễm trùng cũng là những nguyên nhân có thể dẫn tới sinh non ở mẹ.
Sinh non có nguyên nhân do mẹ:
Tiền căn sinh non: theo các bác sĩ, nguy cơ tái phát sinh non chiếm từ 25 – 50%, nguy cơ xảy ra càng cao nếu có nhiều lần sinh non trước đó.
Trước đó mẹ từng nạo, sẩy thai.
Tử cung của mẹ dị dạng như tử cung có hai sừng, tử cung có hình tim, ...
Tử cung của mẹ kém phát triển, hở eo tử cung, mẹ bị u xơ tử cung, ..
Mẹ mắc các bệnh nội khoa như thiếu máu; viêm cổ tử cung, âm đạo; sốt rét; bệnh tim; cao huyết áp...Đầu tiên cần xác định các nguyên nhân dẫn tới sinh non ở mẹ, từ đó mẹ xác định được các cách để hạn chế sinh non có thể xảy ra.
Mẹ cần lưu ý gì để hạn chế sinh non?
1. Mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu
Các thói quen xấu như hút thuốc lá hoặc sống môi trường có khói thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, ma túy đều là những nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Chính vì thế, trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này để có được thai kì an toàn.
2. Mẹ cần kiểm soát cân nặng
Các nhà nghiên cứu y tế cho rằng, việc tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh làm tăng nguy cơ sinh non. Trong khi đó, nếu mẹ tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Chính vì thế, việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết đối với mẹ. Cụ thể, mẹ bầu được khuyên nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Đây cũng là một trong những cách để hạn chế sinh non ở mẹ bầu vì có nhiều mẹ bầu vì nghĩ rằng nên ăn thật nhiều để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé nên có nguy cơ mắc các bệnh dễ dẫn đến sinh con thiếu tháng.
3. Mẹ nên bổ sung vitamin
Theo các bác sĩ, mẹ chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tổng thế cho mẹ bầu mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Bên cạnh đó, vitamin tổng hợp cũng rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
4. Có chế độ ăn uống cân bằng
Có một chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non. Cụ thể mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 ( chất này có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (có nhiều trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C ( mẹ có thể bổ sung nó thông qua việc ăn cam quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E ( dưỡng chất có trong các loại hạt, khoai lang và xoài).
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm canxi, magiê , sắt; kẽm ( chất có nhiều trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, bột yến mạch, ngô, hàu và trứng). Quan trọng nhất là chị em cần bổ sung đủ axit folic (chất dinh dưỡng có trong các sản phẩm ngũ cốc, chuối, cam và rau lá xanh thẫm). Theo các chuyên gia đánh giá, việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ là cách để hạn chế sinh non hiệu quả mẹ bầu nên áp dụng.
5. Mẹ nên ăn uống thường xuyên
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên ăn uống thường xuyên 5 bữa một ngày (3 bữa chính và 2 bữa phụ) thay vì chỉ ăn 3 bữa chính như bình thường. Việc ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày có tác dụng giúp mẹ bầu giảm ốm nghén và giảm nguy cơ sinh non.
6. Mẹ cần uống nhiều nước
Cụ thể mẹ nên uống đủ 8 ly (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày để giữ cho cơ thể được ngậm nước. Nếu mẹ để cơ thể mất nước sẽ dẫn đến các cơn co thắt sớm. Trong trường hợp, mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc tiết trời nóng thì cần uống nhiều nước hơn. Uống nhiều nước mỗi ngày cũng là cách để hạn chế sinh non dễ thực hiện nhưng lại đem lại hiệu quả tốt, mẹ bầu nên áp dụng.
6. Kiểm tra răng, nướu
Có nhiều nghiên cứu cho thấy mẹ bầu mắc bệnh răng miệng sẽ dễ bị sinh non hơn. Vì thế, mẹ bầu cần nhớ đánh răng miệng vào sáng tối, dùng đến chỉ nha khoa và khám răng miệng thường xuyên để tránh đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sinh non ở mẹ.
7. Đi tiểu thường xuyên
Mẹ nên đi tiểu luôn ngay khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Nếu bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt ở mẹ. Ngoài ra, việc nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt.
8. Cẩn thận khi có nguy cơ
Nếu mẹ đã từng có tiền sử về việc sinh non, sảy thai thì nên đi khám bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất. Những mẹ bầu bị viêm âm đạo do vi khuẩn cũng có nguy cơ sinh non rất cao, nên mẹ bầu cần nói với bác sĩ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non.
HoiBenh vừa giới thiệu đến mẹ những cách để hạn chế sinh non, khi mang thai mẹ nên có lối sống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ để có được thai kì khỏe mạnh, an toàn, tránh trường hợp xấu có thể phát sinh. HoiBenh hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp mẹ trong quá trình mang thai nhiều bối rối và lo lắng.