Mách cha mẹ cách khắc phục khi trẻ lười tập đứng
Khi em bé sinh ra, các bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con yêu. Những giai đoạn đầu đời của trẻ, phát triển cả về thể lực lẫn trí lực là rất quan trọng trong tiến trình cho một tương lai tương sáng. Và khi trẻ lười tập đứng, chắc hẳn cũng sẽ là mối lo lớn đối với bậc sinh thành. Vậy, khi trẻ lười tập đứng , cha mẹ phải làm sao?
Mách cha mẹ cách khắc phục khi trẻ lười tập đứng
Khi em bé sinh ra, các bậc làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con yêu. Những giai đoạn đầu đời của trẻ, phát triển cả về thể lực lẫn trí lực là rất quan trọng trong tiến trình cho một tương lai tương sáng. Và khi trẻ lười tập đứng, chắc hẳn cũng sẽ là mối lo lớn đối với bậc làm cha mẹ. Vậy, khi trẻ lười tập đứng , cha mẹ phải làm sao? HoiBenh sẽ mách cha mẹ cách khắc phục vấn đề này trong bài viết sau đây!.
Ở giai đoạn đoạn đầu khi trẻ 12 tháng tuổi, cha mẹ sẽ thấy bé có nhiều phát triển vượt bậc. Lúc này, trẻ đã có thể kết hợp nhiều hành động cũng như phát triển về trí thông minh và cả phát triển hơn về cơ. Hầu hết mọi đứa trẻ đều sẽ trải qua các giai đoạn như: ngồi, lê chân, bò trườn rồi trẻ tập đứng và dần mới bước đi. Bên cạnh đó, có một số trẻ bỏ qua bò mà tập đứng và đi ngay. Tuy vậy, nếu được "trải qua tất cả tiến trình" ở tất cả các bước thì khả năng giữ thăng bằng để đứng và đi lên của trẻ sẽ tốt hơn.
Mách cha mẹ cách khắc phục khi trẻ lười tập đứng
Con yêu của bạn có thể biết đi nhanh hoặc chậm hơn các bạn cùng trang lứa - đó là hiện tượng hết sức bình thường mà cha mẹ không cần quá lo lắng (đối với đứa trẻ không có bệnh, tật). Thông thường, trẻ tập đứng và sẽ bước đi những bước đầu tiên khi được 9-12 tháng tuổi và khi trẻ 15 tháng có thể đi lại tốt.Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ bước qua giai đoạn này mà vẫn lười tập đứng, tập đi.
Giai đoạn trẻ tập đứng là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp bé có những bước đệm cần thiết để có thể vững bước trong những bước đi. Đối với trẻ lười tập đứng thì các bậc cha mẹ cần có những biện pháp khắc phục, có thể áp dụng một số cách làm sau đây:
- Dìu, nâng đỡ bé đứng dậy, nhưng không dùng các biện pháp thúc đẩy hay kéo bé đi theo mình, điều này có thể dễ gây trật cổ tay hay xương vai trẻ. Thay vào đó, bạn có thể quỳ gối trước mặt trẻ và đỡ bé đứng dậy bằng hai tay khi bé di chuyển trong nhà, lâu dần sẽ tạo thành thói quen giúp trẻ có thể tự đứng vững..
- Bạn hạn chế bế trẻ, chỉ nên bế bé lúc cần thiết. Ngoài ra, bạn hãy để trẻ có thể được tự do ngồi, nằm chơi. Đối với những trẻ quen được bế bồng sẽ không thích tập tự đứng và tập đi nữa.
Hỗ trợ bé: Bạn có thể đỡ bé đứng dậy cho bé vịn tay vào bàn, vào ghế để bắt đầu quá trình học đứng vững. Bạn có thể chọn vị trí ngồi hoặc đứng ở phía sau để đỡ trẻ, rồi từ từ thả tay ra khi bé đã tự đứng dậy được ...
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích trẻ tập đứng đi bằng cách đưa ra một đồ vật mà trẻ thích thú trước mặt và đỡ tay để bé đứng dậy và nhấc chân về phía trước để lấy được đồ vật này.
Dạy trẻ bắt chước: Việc trẻ học đứng sẽ thú vị hơn nếu trẻ được tham gia vui chơi cùng các anh chị em trong gia đình nhỏ. Khi nhìn thấy các trẻ lớn chạy nhảy, trẻ cũng sẽ phấn khởi và muốn bắt chước theo. Lúc này, bạn có thể đỡ tay trẻ và nói: “Mẹ con mình cùng đứng và đi theo anh/chị nhé”.
Cách luyện cho trẻ đứng: Những khi bạn mặc quần áo cho trẻ, nên để cho bé được giữ ở trong tư thế đứng. Khi bé đứng nhiều sẽ giúp vùng cơ, xương chân của bé thêm phần rắn khỏe. Điều này là tiền đề tốt trong quá trình tập đi của bé.
Bạn cần kiên nhẫn: Nếu các bạn cùng độ tuổi với trẻ đã biết đứng và có thể đi trong khi bé còn lóng ngóng chưa thể đứng vững, bạn cũng không nên quá lo lắng và sốt ruột. Sự phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau, vậy nên, trẻ lười tập đứng đi hơn các bé khác cũng là điều bình thường và lúc này cha mẹ cần khuyến khích để bé có thể tập đứng vững.
HoiBenh hy vọng bạn sẽ thành công trong việc áp dụng những cách làm khoa học để giúp trẻ tập đứng dễ dành hơn và có những bức đi vững chắc.