Mách bạn cho bé tập đi đúng cách và an toàn
Những bước chân đầu đời đánh dấu một mốc quan trong quá trình phát triển của bé. Bé thường chập chững biết đi vào khoảng tháng thứ 13. Tuy nhiên, cũng có trẻ 9, 10 tháng đã bắt đầu tập đi cũng như có bé tập đi muộn hơn thời điểm này.
Mách bạn cho bé tập đi đúng cách và an toàn
Những bước chân đầu đời đánh dấu một mốc quan trong quá trình phát triển của bé. Bé thường chập chững biết đi vào khoảng tháng thứ 13. Tuy nhiên, cũng có trẻ 9, 10 tháng đã bắt đầu tập đi cũng như có trẻ tập đi muộn hơn thời điểm này. Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi bé bắt đầu tập đi cũng như cần nắm vững những cách tập đi cho trẻ an toàn và đúng cách. HoiBenh xin mách bạn những mẹo nhỏ sau để tập đi cho bé
1. Dấu hiệu nhận biết bé sẵn sàng tập đi
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bé đã sẵn sàng tập đi như:
- Ngồi: Bé đã có thể ngồi vững
- Chống tay và đứng vững: Khoảng 10 tháng tuổi, bé có thể tự chống tay và đứng vững. Có thể cho bé đứng vịn vào ghế để bé tập giữ thăng bằng cho cơ thể cũng như tăng cường lực của các cơ để chuẩn bị cho việc tập đi.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bé tập đi
Mỗi bé có thời gian tập đi khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu đến tháng 16, bé vẫn chưa chịu tập đi, bạn nên đưa bé đi khám. Các yếu tố thông thường ảnh hưởng đến việc bé tập đi bao gồm:
- Trọng lượng cơ thể: Bé thừa cân sẽ tập đi chậm hơn những bé cùng trang lứa có cân nặng ít hơn. Nguyên nhân chủ yếu do bé khó khăn trong việc giữ thăng bằng hơn
- Nhiềm trùng tai: Nhiễm trùng tai làm giảm khả năng của bé, từ đó ảnh hưởng tới việc giữ thăng bằng của bé khiến bé chậm tập đi
- Anh chị em sát tuổi: Những bé có anh chị em sát tuổi sẽ có xu hướng nhanh tập đi và đi vững vàng hơn các bé khác. Nguyên nhân do bé sẽ bắt chước anh chị em và có mong muốn nhanh biết đi để chơi với anh chị em của mình.
3. Mách bạn tập đi cho bé
Nên cho bé tập đi bằng chân đất
Ban đầu, hãy cho bé tập đi trên sàn nhà bằng chân đất, không nên mang giày. Việc đi chân đất giúp bé có “cảm giác” khi đi và giữ thăng bằng tốt hơn. Chỉ cho bé mang giày khi bé đã đi vững và nên chọn những loại dày có chất liệu mềm, co giãn tốt.
Sử dụng xe tập đi
Cha mẹ cần cân nhắc việc sử dụng xe tập đi cho bé. Nếu bé muốn tập đi và đã cứng cáp để sẵn sàng bước đi, có thể sử dụng xe tập đi cho bé. Với những bé chưa sẵn sàng cho việc này, sử dụng xe tập đi sẽ có những ảnh hưởng tới cơ, xương của bé. Quá trình bé tập đi cần thực hiện từ từ qua các giai đoạn: lẫy, bò, đứng vững.. để hệ cơ xương của bé cứng cáp dần.
Khu vực cho bé tập đi nên không có các vật cản, đặc biệt các vật có đầu sắc, nhọn có thể ảnh hưởng đến bé. Có thể sắp xếp bàn, ghế để bé có thể bám vào và tự di chuyển, nhưng cần đảm bảo vững chắc, không sắc nhọn nguy hiểm cho bé.
Cổ vũ, khuyến khích bé
Khi bé bước đi được, bạn cũng nên cổ vũ, vỗ tay động viên bé. Tâm lý trẻ rất nhạy cảm, nhưng quan tâm này của bạn chắc chắn là nguồn lực rất lớn giúp bé tập đi.
Nếu bé dùng bỉm, nên chọn những loại bỉm phù hợp, thoải mái, không gây cản trở khi bé bước đi
Được ngắm con yêu khỏe mạnh, lớn lên từng ngày là niềm hạnh phúc vô bờ bến của các bậc cha mẹ. Và những bước đi đầu tiên không chỉ là cột mốc đáng nhớ của bé mà còn là kỷ niệm hạnh phúc của cha mẹ. Chính vì vậy, tập cho bé đi sao cho đúng, an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của bé là điều cha mẹ nên lưu ý.