Mắc tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?

Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Câu hỏi: “Tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?” là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vẫn luôn thắc mắc. HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Mắc tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không? Mắc tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?

Bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Bệnh tiểu đường chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết. Gây ra rất nhiều biến chứng, những biến chứng này làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường phải làm gì để duy trì sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Câu hỏi: “Tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?” là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vẫn luôn thắc mắc. HoiBenh sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “ Mắc tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?” hãy cùng HoiBenh tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì? Và biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh lí nội khoa, thuộc nhóm các bệnh chuyển hóa. Có đặc điểm tăng đường huyết do thiếu hụt về insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết kéo dài kéo theo những tổn thương, rối loạn chức năng cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

2. Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng ở các cơ quan:

Tim mạch:

  • Cơn đau thắt ngực
  • Nhồi máu cơ tim
  • Viêm tắc động mạch chi

Ngoài da

  • Ngứa không tìm thấy nguyên nhân
  • Mụn nhọt lâu khỏi
  • Loét bàn chân

Mắt

  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm mống mắt
  • Thoái hóa võng mạc

Hoại thư do đái tháo đường là biến chứng muộn, tiến triển từ từ

Biến chứng thần kinh

vicare.vn-mac-tieu-duong-co-phai-cai-ruou-hoan-toan-khong-body-1
Biến chứng ở các cơ quan

Viêm đa dây thần kinh (tọa trụ rối loạn cảm giác sâu)

  • Biến chứng thận
  • Do xơ hóa tiểu cầu thận, xuất hiện microalbumin, gây hội chứng Kimmelstile-Wilson
  • Răng lợi: rụng răng, viêm mủ lợi kéo dài.
  • Phổi: dễ gây nhiễm khuẩn ở phổi.
  • Áp xe phổi
  • Lao phổi
  • Tiêu hóa: gan to và thoái hóa mỡ, ỉa chảy kéo dài.
  • Cơ xương khớp: Teo cơ, đau xương khớp, thoái khớp.
  • Sản khoa: vô sinh, sảy thai, thai to.

Biến chứng hôn mê do tiểu đường

  • Hôn mê toan máu do tiểu đường
  • Thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường typ 1
  • Đường máu tăng rất cao
  • Đường niệu tăng
  • Xeton niệu (+)
  • Dự trữ kiềm giảm nhiều
  • Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
  • Thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường typ 2
  • Đường huyết và đường niệu tăng cao
  • Không có thể xeton niệu
  • Áp lực thẩm thấu máu tăng cao
  • Hôn mê do tăng a.lactic
  • Tăng a. lactic máu
  • pH máu giảm
  • Xeton niệu (-)
  • Kèm theo có bệnh gan, thận
  • Hôn mê do hạ đường máu

Cần phải nghĩ đến hạ đường máu khi bệnh nhân có các biểu hiện như mỏi, nhức đầu, vã mồ hôi, bủn rủn chân tay... Thường được phát ở những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường ở nhà bằng thuốc hạ đường huyết nhưng ăn kiêng quá mức, hoặc dùng thuốc không đúng.

3. Mắc bệnh tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?

Những người bệnh tiểu đường cần hạn chế rượu vì có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết do ngăn cản quá trình tổng hợp glycogen và ảnh hưởng đến chức năng gan, gây rối loạn chuyển hóa.

Theo khuyến cáo từ Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

  • Nam giới uống không quá 2 ly mỗi ngày.
  • Nữ giới uống không quá 1 ly mỗi ngày.
vicare.vn-mac-tieu-duong-co-phai-cai-ruou-hoan-toan-khong-body-2
Mắc bệnh tiểu đường có phải cai rượu hoàn toàn không?

Để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ phát sinh thêm nhiều bệnh khác (tăng huyết áp, xơ gan, suy thận, rối loạn tâm thần...) Những người được chẩn đoán bệnh tiểu đường cần quyết liệt từ bỏ rượu, bia. HoiBenh mách các bạn một số các cách như sau:

Dùng thức ăn có tinh bột khi uống rượu để tránh hạ đường máu

Bệnh nhân đái tháo đường khi uống rượu thì nên dùng thức ăn có tinh bột khi uống rượu để tránh hạ đường máu. Không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Sau khi uống khoảng một giờ, nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không, từ đó thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.Ngày có uống rượu nên thử đường máu nhiều lần hơn ngày bình thường. Bệnh nhân uống rượu phải theo dõi huyết áp, cân nặng đều đặn, nếu thấy tăng, đặc biệt là huyết áp tăng thì nên ngừng uống.Không uống rượu và thuốc hạ đường máu cùng lúc. Nếu có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của bác sĩ, phải ngừng uống rượu hoàn toàn. Nếu đang tiêm insulin và trong ngày có uống rượu, phải thử đường máu trước khi đi ngủ. Nếu kết quả dưới 6 mmol/l thì nên ăn thêm. Nếu không thử được, nên ăn thêm thức ăn có ít tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.

Đến gặp bác sĩ khi nghi ngờ bị mắc tiểu đường

Việc đầu tiên khi nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, bạn cần đến gặp bác sĩ để có những nhận định chính xác nhất về tình trạng hiện mắc và nhận những lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.

Không được tự ý cai rượu mà quên đi bước khởi đầu là tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ. Vì khi ngừng uống rượu bia đột ngột có thể khiến bạn bị mệt mỏi, rối loạn thần kinh và kéo theo bệnh đái tháo đường thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn giữ vai trò là người giám sát, đảm bảo bạn không mất đi động lực trong thời gian nói không với rượu bia.

Đặt mục tiêu thiết thực

Cai rượu là cả một quá trình dài lâu, bạn cần đặt cho mình những mục tiêu để thực hiện. Phải thật quyết tâm và bản lĩnh. Bạn nên chia nhỏ từng mục tiêu để thực hiện để đạt được hiệu quả cao hơn. Thực tế cho thấy phần lớn những người hi vọng cai nghiện trong 1-2 tuần đều bị thất bại giữa chừng.

Từ sự tư vấn của bác sĩ, bạn hãy từng bước tiết chế tần suất uống bia rượu, từ vài lần mỗi ngày đến một lần một ngày, và giảm số lượng uống mỗi lần, rồi tiến tới chấm dứt hẳn khi không cần thiết. Đặc biệt, bạn cũng đừng quên tự thưởng cho bản thân khi kiên trì theo đuổi mục tiêu đề ra để lấy tinh thần tiếp tục cố gắng.

Xem thêm:

  • 9 loại thực phẩm tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường
  • Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì?
  • 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường