Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao nhiều người vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần?
Nhiều người cho rằng nhiễm HIV là hậu quả của những hành vi xấu, hay nếp sống buông thả. Có nhiều người biết 3 đường lây nhiễm AIDS nhưng sao nhiều người vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần? Tại sao lại có sự khinh miệt, kì thì với người bị AIDS. HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao nhiều người vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần?
Nhiều người cho rằng nhiễm HIV là hậu quả của những hành vi xấu, hay nếp sống buông thả. Có nhiều người biết 3 đường lây nhiễm AIDS nhưng sao nhiều người vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần? Tại sao lại có sự khinh miệt, kì thì với người bị AIDS. HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.
AIDS (SIDA) là gì?
AIDS là loại bệnh lây nhiễm có tên tiếng Pháp là SIDA, có nghĩa là Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải: Acquired Immuno Deficiency Syndrome.
Ðây chính là giai đoạn cuối của một bệnh lây truyền ở người do mắc phải loại siêu vi tên là HIV. HIV làm suy yếu dần dần hệ miễn dịch – là hàng rào phòng thủ chống lại bệnh tật của cơ thể, khiến cho các mầm bệnh thừa cơ hội tấn công gây ra nhiều chứng và bệnh nguy hiểm dẫn đến tử vong: Human Immuno deficiency Virus.
Những dấu hiệu và triệu chứng của HIV / AIDS là gì?
Mặc dù bạn không thể hiện bất kỳ triệu chứng, bạn vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Đó là bởi vì HIV có thể mất đến 2-15 năm để xuất triệu chứng. Bạn có thể bị nhiễm HIV và trông vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Bạn không thể biết chắc chắn liệu bạn có bị nhiễm HIV hay không cho đến khi bạn đi kiểm tra.
HIV không trực tiếp gây tổn hại các cơ quan, nhưng nó sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, do đó cho phép các bệnh khác, đặc biệt là nhiễm trùng cơ hội tấn công cơ thể. Các triệu chứng đầu tiên của HIV tương tự như bất kỳ bị nhiễm virus nào khác:
- Sốt
- Nhức đầu
- Mệt mỏi
- Đau cơ
- Sụt cân
- Sưng hạch ở cổ họng, nách hoặc háng.
AIDS là giai đoạn tiến triển của nhiễm HIV. HIV có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn, do đó dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Nếu bạn bị AIDS, bạn có thể bị nhiễm nhiều tác nhân tại cùng một thời điểm.
- Nhiễm trùng, một hay nhiều tác nhân: lao, nhiễm cytomegalovirus, viêm màng não, nhiễm toxoplasma, cryptosporidiosis;
- Ung thư: phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi;
- Bệnh lao (TB): ở các quốc gia nghèo, lao là bệnh nhiễm trùng thường cơ hội gặp nhất liên quan đến HIV và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người bị AIDS;
- Cytomegalovirus: virus herpes này thường được truyền đi thông qua dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bất hoạt virus, và nó sẽ không hoạt động trong cơ thể của bạn. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, virus này lại trỗi dậy – gây tổn hại cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác của bạn;
Nấm Candida: nhiễm nấm Candida là bệnh liên quan đến HIV thường gặp. Nó gây ra viêm và phủ một lớp màu trắng dày trên niêm mạc miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo của bạn;
- Viêm màng não do Cryptococcus: viêm màng não là tình trạng viêm của màng não và chất lỏng xung quanh não và tủy sống. Viêm màng não là một bệnh của hệ thống thần kinh trung ương thường gặp liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất;
- Nhiễm Toxoplasmosis: nhiễm trùng có khả năng gây chết người này là do Toxoplasma gondii, một ký sinh trùng lây truyền chủ yếu từ mèo. Mèo bị nhiễm thông qua các ký sinh trùng trong phân của chúng và sau đó các ký sinh trùng có thể lan sang người và động vật khác;
- Nhiễm Cryptosporidium: bệnh này do một loại ký sinh trùng đường ruột thường thấy ở động vật. Bạn co cryptosporidiosis khi bạn tiêu hóa thực phẩm hoặc nước ô nhiễm. Các ký sinh trùng phát triển trong ruột và đường mật của bạn, dẫn đến, tiêu chảy mãn tính trầm trọng ở những người bị AIDS;
Bên cạnh nhiễm trùng, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh thần kinh cũng như các vấn đề về thận khi bạn bị AIDS.
Ðã có thuốc trị khỏi HIV chưa?
Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. Ðến nay, các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn và đã đạt vài tiến bộ quan trọng như:
Dùng phối hợp hai, ba thứ thuốc tốt hơn chỉ dùng một loại đơn độc.
Hiện nay, khoa học đã ìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. Thế nhưng, cần phải theo dõi ít nhất 3-5 năm nữa mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. Mặt khác, tiền thuốc quá cao: 10.000-15.000 đô-la Mỹ mỗi năm cho một người bệnh. Vì vậy, biện pháp tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn điều trị bệnh”.
Mặc dù đã biết 3 đường lây của AIDS, nhưng sao em vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người bị AIDS, không thể nào dám lại gần...?
Do bạn quá sợ hãi đấy thôi. Nếu họ là người đàng hoàng biết giữ gìn, tránh lây nhiễm HIV cho người khác thì có gì mà phải sợ, cứ tiếp xúc với họ như tiếp xúc với một người bình thường, miễn là tránh những kiểu tiếp xúc dẫn đến 3 đường lây mà bạn đã biết.
Tại sao người sống chung với HIV/AIDS lại bị kỳ thị?
Mọi người thiếu kiến thức chính xác về HIV/AIDS và không biết HIV lây truyền như thế nào. Do hiểu sai, họ sợ tiếp xúc thông thường với những người có HIV/AIDS sẽ bị lây nhiễm.
HIV gắn liền với những hành vi vốn đã bị kỳ thị ở nhiều nơi như quan hệ tình dục đồng giới, mại dâm và tiêm chích ma túy.
Phân biệt đối xử với người sống chung với HIV/AIDS là gì?
Người sống chung với HIV/AIDS bị cách ly khỏi cộng đồng, bị cô lập. Có một số trường hợp, những người thân của những người sống chung với HIV/AIDS cũng bị cộng đồng xa lánh.
- Quyền được học tập, làm việc và chăm sóc như những người bình thường khác bị vi phạm.
- Quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ bị vi phạm.
Dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác đảm bảo giữ kín danh tính người bệnh
Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên làm cách nào để xét nghiệm HIV không để lộ thông tin cá nhân mà cũng không cần đến bệnh viện?
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
- Với xét nghiệm tại nhà ở HoiBenh Home, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
- Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
- Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
- Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm HIV ẩn danh của HoiBenh Home được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Trong quan hệ tình dục, tại sao người nữ có khả năng bị lây nhiễm HIV cao hơn nam giới?
- Bú sữa mẹ có lây nhiễm HIV/AIDS không?