Mắc bệnh viêm gan siêu vi B có nên ăn tỏi không?

Tỏi được sử dụng như một loại thuốc truyền thống trong dân gian ở các nước Đông Y, tại các nước Tây Y, họ cũng xem chiết xuất tỏi được coi là một hợp chất có lợi cho sức khỏe. Người ta cho rằng ăn tỏi tốt giúp cải thiện tình trạng viêm gan siêu vi B. Điều này có đúng không? Chế độ dinh dưỡng và các thức ăn nên kiêng ở người viêm gan siêu vi B là gì?

Mắc bệnh viêm gan siêu vi B có nên ăn tỏi không? Mắc bệnh viêm gan siêu vi B có nên ăn tỏi không?

Tỏi được sử dụng như một loại thuốc truyền thống trong dân gian ở các nước Đông Y, tại các nước Tây Y, họ cũng xem chiết xuất tỏi được coi là một hợp chất có lợi cho sức khỏe. Người ta cho rằng ăn tỏi tốt giúp cải thiện tình trạng viêm gan siêu vi B. Điều này có đúng không? Chế độ dinh dưỡng và các thức ăn nên kiêng ở người viêm gan siêu vi B là gì?

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì ?

Viêm gan có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như rượu, độc chất, yếu tố tự miễn, vi khuẩn, và virus.

5 loại virus có thể gây ra tình trạng viêm gan siêu vi bao gồm: virus viêm gan siêu vi A, B, C, D, E.

  • Virus viêm gan siêu A, E đi vào cơ thể người qua con đường phân - miệng, nghĩa là người lành tiếp xúc phải phân của người nhiễm. Bệnh viêm gan siêu vi A, E thường chỉ cấp tính, tuy nhiên, viêm gan siêu vi E gây nguy cơ đối với phụ nữ mang thai.
  • Các loại virus B, C, D có thể gây nhiễm trùng cấp tính và thường trở thành mạn tính.

Bệnh viêm gan siêu vi B là bệnh lý chỉ tình trạng phản ứng viêm xảy ra trong tế bào gan gây ra do virus viêm gan siêu vi B.

Con đường bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B

vicare.vn-mac-benh-viem-gan-sieu-vi-b-co-nen-toi-khong-body-1
  • Quan hệ tình dục không an toàn. Bạn có thể bị nhiễm nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc có trong máu, nước bọt, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình.
  • Chia sẻ kim tiêm. Virus lan truyền dễ dàng trong kim tiêm có máu của người nhiễm.
  • Mẹ truyền sang con. Phụ nữ có thai mắc viêm gan siêu vi b có thể truyền sang con trong lúc chuyển dạ. Nhưng đã có vaccine tiêm ngừa để phòng trẻ sơ sinh phơi nhiễm trở thành nhiễm bệnh thực sự.

Phòng ngừa viêm gan siêu vi B

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin phòng virus viêm gan B là hình thức phòng ngừa hiệu quả nhất. Có 3 hình thức tiêm ngừa viêm gan siêu vi B là :

  • Trong vòng 24h khi trẻ mới sinh ra thuộc chương trình tiêm chủng quốc gia
  • Đối với trẻ dưới 18 tuổi
  • Đối với người lớn

Tuy đa số trẻ em tại Việt Nam được tiêm ngừa viêm gan B nhưng theo thống kê có khoảng 5% số người được tiêm ngừa (vì yếu tố người lớn tuổi, cơ địa béo phì, hút thuốc lá, và mắc các bệnh mãn tính, hiện nay, WHO còn khuyến cáo thường quy tiêm ngừa viêm gan B cho bệnh nhân đái tháo đường) không tạo lập được kháng thể kháng virus viêm gan siêu B, và đối với một số tình huống có nguy cơ mắc viêm gan siêu vi B cao (vì công việc, điều kiện sống, quốc gia sinh sống, và lối sống) mà WHO khuyến cáo về tiêm chủng cho người lớn.

Tỏi - một thực phẩm thuốc gây nhiều tranh cãi về lợi ích và nguy cơ của nó đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi B

vicare.vn-mac-benh-viem-gan-sieu-vi-b-co-nen-toi-khong-body-2

Nghiên cứu cho thấy 6 tuần điều trị diphenyl-dimethyl-dicarboxylate kèm dầu tỏi ở bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn tính B và C làm giảm men gan huyết thanh. Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận về lợi ích của chiết xuất tỏi trong viêm gan siêu vi B, họ thấy rằng chiết xuất tỏi chống tình trạng oxy hóa- phản ứng làm tăng tổn thương gan nhiều hơn. Lượng tỏi khuyến cáo là từ 3-6 tép mỗi ngày.

Thành phần hóa học có trong tỏi được công nhận rộng rãi tốt cho sức khỏe, chúng bao gồm việc kháng tiểu cầu, kháng viêm, làm giảm sự chết theo chương trình của tế bào, bảo vệ tế bào thần kinh, kháng lại tế bào ung thư. Tuy nhiên, đã có một số nghiên cứu trên chuột cho thấy chế độ ăn tỏi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Vậy việc sử dụng tỏi là hoàn toàn có lợi cho bệnh nhân viêm gan siêu vi B với lượng khoảng 3-6 tép mỗi ngày.

Ngoài tỏi, bạn có thể sử dụng thêm các thực phẩm sau để phục hồi lá gan:

  • Cà rốt góp phần tiêu diệt virus: cà rốt chứa vitamin A khiến môi trường sống của virus trong gan trở nên không thuận lợi và vì thế virus chết. Hãy uống một ly cà rốt ép mỗi ngày.
  • Hỗn hợp sinh tố táo, củ dền, rau chân vịt. Khi mắc viêm gan siêu vi B, cơ thể chống chọi với virus bằng sử dụng tiểu cầu, vì thế tiểu cầu sẽ bị giảm dần, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch bị giảm chức năng. Hỗn hợp sinh tố này kích thích cơ thể sản xuất nhiều tiểu cầu. Hãy uống sinh tố này mỗi ngày, với tỉ lệ 3 trái táo, 1 củ dền và một nhúm rau chân vịt.
  • Khoáng chất: Hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ, vì đôi khi thực phẩm chức năng cũng làm tăng gánh nặng cho gan, một số loại khoáng chất mỗi ngày để giúp cơ thể phục hồi: Sắt, Vitamin A, Vitamin B3 (niacin), Vitamin C, Vitamin D

Bị bệnh viêm gan B nên kiêng ăn gì

  • Mỡ bão hòa. Hay còn gọi là mỡ động vật, sản phẩm từ sữa, đồ chiên
  • Thức ăn nhiều đường như cookies, bánh kem, soda
  • Thức ăn có tẩm nhiều muối
  • Rượu

Viêm gan siêu vi B có thể cấp tính và mạn tính, tình trạng mãn tính có thể chuyển biến thành xơ gan, ung thư gan, với các biểu hiện của sự phá hoại tế bào gan như vàng da, phân nhạt màu, mệt mỏi kéo dài và được chẩn đoán xác định bởi xét nghiệm máu. Vì thế, mọi người cần phòng ngừa bằng tiêm chủng và lối sống lành mạnh, còn đối với bệnh nhân viêm gan siêu vi B cần được phát hiện sớm để điều trị cùng kết hợp các liệu pháp thiên nhiên. Trong đó tỏi là một thực phẩm thuốc đã được nghiên cứu là có lợi cho bệnh nhân viêm gan siêu vi B với lượng dùng hằng ngày là từ 3 đến 6 tép, để bảo vệ lá gan của mình.

Xem thêm:

  • Cách phòng tránh viêm gan siêu vi B trước và trong thai kì?
  • Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B