Lý do vì sao bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng

Có nhiều bệnh nhân thắc mắc về việc bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng. Liệu đây là dấu hiệu bình thường hay bất thường? Dưới đây sẽ là những kiến giải chung nhất để chị em áp dụng cho chính mình nếu gặp phải.

Lý do vì sao bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng Lý do vì sao bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng

1. Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp như thế nào?

Bơm tinh trùng hay thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là một trong những thủ thuật giúp các cặp vợ chồng thoát khỏi tình trạng hiếm muộn. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng trực tiếp vào buồng tử cung. Người ta sẽ tiến hành mang số lượng tinh trùng có độ di động tốt, khả năng thụ tinh cao cô đặc trong 1 thể tích nhỏ được đưa đến gần trứng hơn xung quanh thời điểm rụng trứng của chị em. Nhằm giảm bớt một số tác dụng có hại lên tinh trùng như độ pH acid của âm đạo, chất nhầy cổ tử cung (trong trường hợp chất nhầy có hại cho tinh trùng).

Đây là phương pháp điều trị vô sinh đầu tiên và đã được áp dụng từ lâu.

vicare.vn-ly-do-vi-sao-bi-dau-bung-duoi-sau-khi-bom-tinh-trung-body-1

2. Những trường hợp có thể áp dụng phương pháp IUI

Dưới đây là những trường hợp cụ thể có thể áp dụng IUI

Đối với nam

Bất thường phóng tinh: Lổ tiểu đóng thấp, xuất tinh ngược dòng, chấn thương tủy sống, bất lực do nguyên nhân thực thể hay tâm lý.

Vô sinh nam: Tinh trùng ít, tinh trùng kém di động, tinh trùng dị dạng, hoặc phối hợp các bất thường trên.

Miễn dịch: Kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới (tự kháng thể), hoặc kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới, ở cổ tử cung, trong huyết thanh.

Vô sinh không rõ nguyên nhân.

Đối với nữ

Rối loạn phóng noãn, không phóng noãn.

Lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và vừa.

Yếu tố cổ tử cung: chất nhầy cổ tử cung không thuận lợi, ít chất nhầy ở cổ tử cung.

Vô sinh không rõ nguyên nhân.

Rối loạn phóng noãn: sau khi điều trị gây phóng noãn, người ta sẽ kết hợp với làm IUI để tăng tỉ lệ thành công của chu kỳ điều trị.

Phối hợp nhiều bất thường ở trên

Trong trường hợp cả vợ và chồng có nhiều bất thường kể trên kết hợp với nhau thì điều kiện để có thể thực hiện điều trị IUI gồm: người vợ có ít nhất 1 trong 2 vòi trứng thông và buồng trứng còn hoạt động. Tinh dịch đồ của người chồng bình thường hoặc bất thường ở mức độ nhẹ và vừa. Cụ thể, mẫu tinh trùng sau rửa phải đạt tối thiểu 1 triệu tinh trùng di động/1ml.

3. Sau khi bơm tinh trùng cần kiêng gì để có kết quả tốt?

vicare.vn-ly-do-vi-sao-bi-dau-bung-duoi-sau-khi-bom-tinh-trung-body-2
Không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn

Sau khi bơm tinh trùng chị em cần chú ý một số những vấn đề sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 48h sau khi thực hiện bơm tinh trùng.
  • Không ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không uống bia, rượu, cafe và các đồ uống chứa cồn và ga cũng như không sử dụng các chất kích thích khác.
  • Kiêng các hoạt động mạnh hay lao động quá sức.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi và các hoạt động tác động không tốt tới tâm lý.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý:

  • Theo dõi các triệu chứng bất thường sau khi thực hiện thủ thuật bơm tinh trùng. Sau khi thực hiện IUI và xuất viện bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: căng to bụng, tiểu ít, cảm giác nặng ở buồng trứng... Đây cũng là lý do vì sao bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng nếu gặp hiện tượng này, vì nó sẽ nhanh chóng qua đi. bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách uống nhiều nước.
  • Nếu thấy các triệu chứng trên ngày càng nặng kèm với những biểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy... thì bạn cần quay lại cơ sở y tế mà bạn đã thực hiện phương pháp này để được các bác sĩ theo dõi và can thiệp kịp thời.

Không phải ai cũng bị đau bụng dưới sau khi bơm tinh trùng. Tuy nhiên, lời khuyên từ các bác sĩ gửi đến bạn là: Sau 14 ngày kể từ khi thực hiện IUI, bạn cần quay lại cơ sở y tế để làm xét nghiệm thai nghén theo lịch hẹn. Một số bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng thai nghén nếu IUI thành công. Tuy nhiên, việc quay lại làm xét nghiệm thai nghén được bác sĩ khuyên là để chắc chắn và biết rõ về tình trạng của thai nhi để đảm bảo cho bạn một thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Quy trình và yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm
  • Quy trình thụ tinh ống nghiệm tại Vinmec
  • Buồng trứng có nhiều nang nhỏ có mang thai được không?