Lý do phụ nữ mang thai dễ viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gặp ở mọi người và mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh hơn? Bệnh gây ảnh hưởng gì tới mẹ bầu cùng như sự phát triển của thai nhi? Phương pháp phòng ngừa bệnh là như thế nào?
Lý do phụ nữ mang thai dễ viêm đường tiết niệu
Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gặp ở mọi người và mọi lứa tuổi nhưng phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh hơn? Bệnh gây ảnh hưởng gì tới mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi? Phương pháp phòng ngừa bệnh là như thế nào? Nội dung bài viết sẽ giải đáp cho bạn đọc lần lượt các vấn đề trên.
Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Hệ thống tiết niệu bao gồm: Niệu đạo, bàng quang, thận. Hệ thống này có nhiệm vụ tham gia quá trình lọc máu, bài tiết nước tiểu. Nước tiểu được hình thành thì sẽ đi theo ống niệu quản chuyển xuống bàng quang và đưa ra ngoài cơ thể thông qua đường niệu đạo. Khi có vi sinh vật tấn công và khu trú tại khu vực này sẽ khiến niệu đạo bị viêm. Bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Phụ nữ đang mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh viêm tiết niệu hơn. Nếu không phát hiện vầ điều trị sớm, bệnh sẽ dẫn đến viêm nhiễm bàng quang hoặc viêm thận.
Tại sao phụ nữ mang thai dễ viêm đường tiết niệu?
Mặc dù tất cả mọi người có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu nhưng phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác. Các bác sĩ lý giải vấn đề này là do thai nhi phát triển sẽ chèn ép đến hệ bài tiết.
Cụ thể, phụ nữ mang thai sẽ có 2 quả thận gia tăng về kích thước, thể tích, giãn tối đa bể thận, kích thước đài thận và niệu quả cũng có sự thay đổi. Những bộ phận trên thay đổi dẫn đến nước tiểu trào ngược từ bàng quang tới niệu đạo gây tình trạng đọng nước tiểu. Khi nước tiểu bị tích tụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và tấn công những bộ phận này, gây viêm đường tiết niệu.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tới mẹ bầu và thai nhi
Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ bầu và thai nhi tùy theo mức độ bệnh. Đó là những biến chứng nguy hiểm như: Viêm thận, bể thận cấp, bệnh lây sang cổ tử cung, tử cung có nguy cơ rỉ ối, nước ối bị nhiễm trùng có thể dẫn đến lưu thai, sảy thai, nhiễm trùng trẻ sơ sinh.
Tùy theo mức độ khác nhau và viêm đường tiết niệu chia làm 3 thể:
- Thể nhiễm khuẩn: Khi mới khởi phát bệnh, mẹ bầu gặp thể nhiễm khuẩn nhưng không có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh thường được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu lúc khám thai.
- Thể viêm bàng quang: Vi khuẩn lan rộng nên mẹ bầu có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu bí và đôi khi lẫn máu trong nước tiểu.
- Thể viêm thận, bể thận cấp: Ở thể này mẹ bầu có các triệu chứng như ở thể viêm bàng quang nhưng kèm theo sốt cao, tim đập nhanh, nôn ói, mệt mỏi. Thai phụ suy nhược nhanh có thể dẫn tới suy hô hấp, suy tuần hoàn gây suy thai,...
Tuy có nhiều biến chứng ảnh hưởng tới mẹ bầu và thai nhi nhưng ngay cả ở giai đoạn đầu, bệnh viêm đường tiết niệu không có dấu hiệu rõ ràng nên rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Do đó, khi có biểu hiện khác thường như: Nóng rát khi tiểu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu lẫn máu,... thì mẹ bầu nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ mang thai
Để phòng bệnh hoặc phát hiện sớm bệnh viêm đường tiết niệu, mẹ bầu nên khám thai định kỳ và kiểm tra nước tiểu. Các bác sĩ cũng yêu cầu mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu trong mỗi lần khám thai để xác định nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Mẹ bầu phòng bệnh bằng cách uống nhiều nước. Tốt nhất là 2-3 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
- Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi hằng ngày để cơ thể tăng sức đề kháng, hỗ trợ bài tiết. Tránh nhịn tiểu quá lâu sẽ làm hại hệ bài tiết, bàng quang và thận.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín để không có cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Khi lau rửa, mẹ bầu nhớ lau rửa âm đạo trước rồi đến hậu môn để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn.
Xem thêm:
- Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thụ thai hay không?