Lưu ý khi dùng Fenoterol trong điều trị hen phế quản cấp

Thuốc Fenoterol là thuốc làm giãn phế quản, tăng khẩu kính đường thở nên giúp không khí đi qua đường thở dễ dàng. Từ đó không khí tới được phế nang để trao đổi khí oxy và nhận lại khí cacbonic.

Lưu ý khi dùng Fenoterol trong điều trị hen phế quản cấp Lưu ý khi dùng Fenoterol trong điều trị hen phế quản cấp

Fenoterol là thuốc làm giãn phế quản, tăng khẩu kính đường thở nên giúp không khí đi qua đường thở dễ dàng. Từ đó không khí tới được phế nang để trao đổi khí oxy và nhận lại khí cacbonic.

Fenoterol dùng trong trường hợp nào?

Fenoterol là thuốc có tác dụng nhanh, ngắn thuộc nhóm thuốc giãn phế quản nhóm cường beta 2 adrenergic. Tác dụng của Fenoterol là gây giãn cơ trơn phế quản, giảm nhẹ co thắt phế quản, giả, thể tích cặn, tăng dung tích sống và giảm sức kháng đường hô hấp.

Fenoterol được chỉ định trong điều trị cơn co thắt phế quản cấp. Thuốc cũng được điều trị hen và phối hợp với thuốc nhóm cường beta 2 với glucocorticoid để dự phòng. Các thuốc nhóm cường beta 2 adrenergic có hiệu quả rất tốt trong điều trị hen cấp tính, nhưng khi cơn hen nặng lên thì không có tác dụng ngăn chặn. Do vậy, mức độ nặng của bệnh hen có thay đổi theo thời gian thì liều thuốc nhóm cường beta 2 cũng cần được thay đổi theo.

Thuốc được sử dụng cách quãng để ngăn ngừa hen co nguyên nhân vận động thể lực vừa an toàn vừa hiệu quả. Trong hen dị ứng, có sự tăng tính phản ứng đường hô hấp do thâm nhiễm tế bào viêm.

vicare.vn-luu-y-khi-dung-fenoterol-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-cap-body-1

Chỉ định và liều lượng dùng Fenoterol

Fenoterol được chỉ định trong điều trị cơn hen phế quản cấp và cũng có thể dùng cho triệu chứng co thắt phế quản kèm viêm phế quản, giãn phế quản, khí phế thũng hoặc những bệnh phổi tắc nghẽn khác. Đồng thời, Fenoterol được dùng để dự phòng cơn hen do vận động.

Fenoterol chống chỉ định với trường hợp quá mẫn với fenoterol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Đồng thời chống chỉ định với người mắc bệnh phì đại cơ tim có tắc nghẽn, loạn nhịp tim nhanh.

Thông thường, các bác sĩ thường điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào nhu cầu từng cá nhân và theo dõi sát sao người bệnh trong lúc điều trị. Cụ thể như sau:

Fenoterol dạng xịt

Với người lớn

  • Điều trị hen cấp tính: Giảm nhanh triệu chứng với 1 liều xịt (100mcg), sau 5 phút chưa cải thiện thì xịt thêm lần nữa. Sau 2 lần xịt chưa giảm thì xịt tiếp 1 liều nữa.
  • Điều trị cơn hen: Làm giảm nhanh triệu chứng với 2 liều xịt là 100 mcg fenoterol hydrobromid và 40 mcg ipratropium.
  • Điều trị cách quãng và điều trị dài hạn: 8 liều xịt/ngày, trong đó 50 - 100 microgam fenoterol và 20 - 40 mcg ipratropium.

Fenoterol dạng dung dịch hít

Người lớn:

  • Điều trị cơn hen: Giảm ngay triệu chứng với 1 ml chứa 500 mcg fenoterol và 250 mg ipratropium
  • Trường hợp nặng thì dùng liều cao 2,5 ml.
  • Điều trị cách quãng và điều trị dài hạn: Tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần 0,5 - 1 ml.

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi và có cân nặng dưới 22kg, mỗi lần dùng 0,1ml và dùng tối đa 0,5ml, ngày nhiều nhất 3 lần. Đối với trẻ em nên bắt đầu điều trị với liều thấp nhất.

vicare.vn-luu-y-khi-dung-fenoterol-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-cap-body-2

Các lưu ý khi dùng Fenoterol

Tuân thủ chặt chẽ đơn kê của bác sĩ: Người bệnh tuân thủ liều dùng, thời gian, liệu trình dùng thuốc được bác sĩ kê khai. Nếu có những bất thường trong quá trình dùng thuốc thì báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

  • Fenoterol không phải là thuốc chữa khó thở: Nhiều người tưởng Fenoterol là thuốc chữa khó thở nên khi thấy khó thở tự ý dùng Fenoterol khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Thuốc cùng dạng phun hay hít nhưng nhà sản xuất dùng dụng cụ phân phối thuốc khác nhau nên người bệnh nên nắm rõ cách sử dụng dụng cụ với thuốc tương ứng. Các dụng cụ phân phối là xịt định liều, bình hít turbuhaler,bình hít breehaler,bình hít accuhaler, bình hít handihaler.
  • Thuốc Fenoterol có tác dụng phụ như run tay, nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực hay ở một số người bệnh có chuột rút. Trường hợp dùng thuốc cường beta 2 đường uống kết hợp corticoid đường uống có thể có tác dụng phụ là hạ kali máu.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về thuốc kháng sinh Aminoglycoside
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc paracetamol để hạn chế tác dụng phụ
  • Thuốc amoxicillin: Chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc