Lưu ý giữ gìn sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết 2018
Tết đến, các hoạt động du xuân trở nên nhộn nhịp. Đây là thời điểm trẻ có nguy cơ bị ốm rất cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, như thời tiết, thực phẩm, địa điểm du lịch... vì thế các bậc phụ huynh phải biết cách giữ gìn sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ thật tốt. Sau đây, HoiBenh mách bạn những “bí kíp” không thể thiếu để trẻ vừa khỏe vừa vui dịp Tết 2018.
Lưu ý giữ gìn sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ ngày Tết 2018
Tết đến, các hoạt động du xuân trở nên nhộn nhịp. Đây là thời điểm trẻ có nguy cơ bị ốm rất cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, như thời tiết, thực phẩm, địa điểm du lịch... vì thế các bậc phụ huynh phải biết cách giữ gìn sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ thật tốt. Dưới đây, HoiBenh mách bạn những “bí kíp” không thể thiếu để trẻ vừa khỏe vừa vui dịp Tết 2018.
Cho trẻ đi chơi cần lưu ý thời tiết
Tết là thời điểm các gia đình du xuân về nhà nội, nhà ngoại, thăm họ hàng. Đối với các cặp gia đình có con nhỏ, nếu đưa bé đi cùng, hãy cân nhắc thời tiết. Vì sức đề kháng của trẻ nhỏ thường yếu hơn người lớn, thời tiết quá lạnh sẽ dễ khiến con bị ốm.
Tuy nhiên, không nên “cách ly” trẻ với bên ngoài, mà cần chọn thời điểm, nhiệt độ phù hợp, chọn những nơi ấm áp, không khí trong lành, sạch sẽ, thông thoáng để cả nhà vẫn có thể được đi chơi Tết. Nhưng các gia đình cần học cách giữ ấm toàn bộ cơ thể cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, tốt nhất chỉ cho đi chơi khi nhiệt độ ngoài trời trên 15 độ C, không mưa gió ẩm ướt, rét buốt. Trẻ còn bế ẵm không nên đi chơi quá 30 phút/ngày. Trẻ lớn hơn có thể chơi từ 30 phút đến 1 giờ, hoặc hơn nếu thời tiết ấm áp.
Thời gian đi chơi phù hợp nhất là khoảng 9 đến 10h sáng; hoặc 11 đến 15 giờ chiều, lúc này nhiệt độ cao nhất trong ngày.
Cần mặc quần áo đủ ấm cho trẻ. Nếu trẻ nằm trong xe đẩy, cần kéo miếng che mui xe giúp bé tránh gió lạnh. Bỉm, tã giấy mùa đông cần thay thường xuyên, nhất là sau khi trẻ đại tiện, nên xoa chút kem dưỡng da để tránh hăm, viêm nhiễm vùng kín.
Với trẻ lớn, phụ huynh cần cho trẻ mặc nhiều áo mỏng, khoác áo dày bên ngoài để lần lượt cởi ra khi trẻ chơi toát mồ hôi. Như thế trẻ sẽ ấm áp khi mới đi chơi và thoải mái khi chơi. Dạy trẻ chơi đùa mà toát mồ hôi là phải cởi áo, hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi, kẻo mồ hôi gặp gió lạnh sẽ rất dễ bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi...
Quy tắc “bốn ấm” ngày Tết
Khi cả gia đình đi chơi dịp Tết, bố mẹ hãy học quy tắc “bốn ấm” để giữ gìn sức khỏe cho con khi ra ngoài trời lạnh.
- Tay ấm
- Lưng ấm
- Bụng ấm
- Bàn chân ấm.
Sờ lưng trẻ, nếu thấy bị đổ mồ hôi thì trẻ quá ấm, toát mổ hôi, cần thay áo và cởi bớt áo, kẻo mồ hôi sẽ thấm ngược sẽ ủ lại trên da, khiến trẻ có thể bị chàm, viêm da, nhiễm trùng về da... Tiết mồ hôi nhiều thì lượng nước tiểu cơ thể trẻ ít đi, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Bụng trẻ cần ấm để bảo vệ để không bị lạnh, bảo đảm cho tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cho trẻ. Bàn chân ấm là vì chân có chứa rất nhiều mạch và huyệt, cẩn thận giữ ấm để trẻ không mắc các bệnh về đường hô hấp.
Không tự ý mua thuốc nếu có vấn đề về sức khỏe
Trong 3 ngày Tết, các bé thường ăn rất nhiều đồ ăn khác nhau, bao gồm: bánh kẹo, nước ngọt, cơm, đồ ăn giàu chất béo... khiến sức khỏe gặp vấn đề.
Các bé có nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc trớ... Với tâm lý nhiều người thường ngại đi khám bác sĩ khi đầu năm mà nhiều gia đình tự cho bé uống thuốc. Tuy nhiên, gia đình cũng lưu ý, tùy vào tình trạng hiện tại của con mà đưa ra cách xử lý hợp lý nhất. Cách tốt nhất, các mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ khi có những biểu hiện bệnh tật, ngay cả dịp Tết.
Không cho bé ăn quá nhiều mứt kẹo ngày Tết
Các loại bánh mứt kẹo vốn rất dồi dào trong ngày Tết và luôn được mang ra mời khách đến chơi nhà. Tuy nhiên trong các loại đồ ăn này chứa rất nhiều đường, thủ phạm chính thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường và tim mạch. Do đó chúng ta cũng nên hạn chế cho bé ăn khi có thể.
Hãy cho con uống đủ nước
Uống nước giúp tăng cường trao đổi chất, thanh lọc, thải độc cho cơ thể và duy trì sức sống của làn da.
Trong những ngày Tết, vì lịch trình dày đặc mà nhiều người vô tình quên bổ sung nước uống đầy đủ cho con làm tình trạng cơ thể bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Vì thế, các mẹ nên bổ sung nước uống thật đầy đủ để giúp cơ thể duy trì sự sống, năng lượng để hoạt đông.
Khi đi chúc Tết, các mẹ nhớ mang nước ấm, sữa ấm cho trẻ uống khi khát hoặc khi quá lạnh sẽ giúp trẻ ấm người hơn.
Các mẹ chủ động bổ sung chất xơ cho trẻ trong bữa ăn ngày Tết
Các món ăn ngày Tết thường nhiều đạm và tinh bột nhưng thiếu rau xanh. Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng và dồi dào nhất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và bổ sung vitamin cho cơ thể.
Khi nào không nên cho trẻ ra ngoài trong dịp Tết 2018
Những ngày nhiệt độ giảm mạnh dưới 10 độ C, có gió mùa thì không nên cho trẻ chơi bên ngoài. Tránh đưa trẻ tới chơi những nơi quá nhiều cây cối vì trẻ sẽ bị lạnh hơn. Tránh tới nơi ồn ào, ô nhiễm khói bụi (chợ, siêu thị, trường học...). Không nên đưa trẻ đi đâu quá xa, quá lâu, hoặc nơi đến mới lạ.
Chắc chắn rằng, với những lưu ý để giữ gìn sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mà HoiBenh vừa cung cấp sẽ giúp trẻ luôn vui vẻ, khỏe mạnh trong dịp Tết này. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh trong dịp Tết 2018!