Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Tắm và vệ sinh cho bé đúng cách luôn là điều khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Không thay tã thường xuyên, không chăm sóc rốn và vệ sinh nướu đúng cách nhưng lại tắm quá thường xuyên cho trẻ... là lỗi mà các mẹ thường mắc khi vệ sinh cho con.
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Không thay tã thường xuyên cho bé
Nếu tã bị ướt, bé sẽ cáu kỉnh, khó chịu và mẹ cần thay tã và làm vệ sinh cho bé ngay. Nếu mẹ lờ đi những dấu hiệu này, bé sẽ quen với tã ướt và gây khó chịu cho trẻ và quấy khóc.
Mẹ không thay tã và vệ sinh cho con trong thời gian dài sẽ gây kích ứng và hăm da của bé. Mẹ nên thay tã thường xuyên và không nên đợi đến khi tã bị tràn. Tốt nhất, cha mẹ nên thay tã cho con khoảng 3-4 tiếng/lần.
Tắm quá thường xuyên
Mẹ nào cũng nghĩ rằng con cần thường xuyên được tắm gội để luôn sạch sẽ. Nhưng bạn không nên tắm cho bé hàng ngày, mà chỉ cần tắm 2 lần một tuần là tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Tắm và vệ sinh hàng ngày có thể làm cho da của bé khô. Sau khi bé được 2 tháng tuổi, bạn có thể dùng bọt biển để tắm từ đầu đến chân bé.
Không chăm sóc rốn đúng cách
Chắc chắn mẹ nào cũng cảm thấy sợ hãi khi chạm vào những phần nhạy cảm trong quá trình làm vệ sinh cho bé, đặc biệt là gốc rốn. Bạn nên giữ gốc rốn và vùng da xung quanh rốn luôn được sạch và khô. Mẹ chú ý không nên quấn tã vào vùng rốn.
Thông thường dây rốn sẽ rụng từ 2-3 tuần sau khi bé sinh ra. Khi tắm, bé bạn nên lau nhẹ rốn của bé bằng vải mềm. Nếu gốc rốn của bé sưng, đỏ hoặc có mùi hôi, bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ ngay lập tức vì đây là dấu hiệu cho thấy gốc rốn đang bị nhiễm trùng.
Vệ sinh cho bé không đủ sạch sẽ
Mẹ chú ý khi cởi tã, giữ bàn chân của bé bằng một tay và tay kia cuộn tã cẩn thận. Bạn hãy lau sạch cho bé từ trước ra sau để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Nếu bạn đang sử dụng tã vải, bạn nên thay tã thường xuyên. Bạn nên giặt sạch tã của bé mỗi ngày và không nên giặt chung với quần áo người lớn.
Tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh
Bạn nên tắm nước vừa đủ ấm cho con với nhiệt độ khoảng 37 độ. Hãy dùng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ một cách chính xác nhất. Mẹ nên giữ mực nước ngập khoảng 8 cm trong chậu và chỉ cần tắm bé trong khoảng 5 phút là đủ. Sau khi tắm xong, em bé cần ở trong căn phòng ấm áp và được lau bằng vải mềm.
Không mặc tã đúng cách
Nguyên nhân chính dẫn đến phát ban ở trẻ là mẹ không mặc tã đúng cách cho con. Bạn không nên mặc tã quá chật. Mặc tã quá chật không những khiến không khí không thể vào được gây phát ban mà còn để lại vết hằn trên bụng của bé.
Không sấy tóc cho bé sau khi tắm
Sau khi tắm, mái tóc của em bé nên được sấy khô đầu tiên. Bạn nên lau khô tóc bằng khăn mềm. Mẹ cần gội đầu cho bé 2 lần mỗi tuần.
Mẹ đừng quá lo lắng nếu em bé thường có vảy vàng (thường gọi là cứt trâu) trên đầu. Để loại bỏ các vảy, bạn nên lấy dầu gội nhẹ nhàng và gội, massage da đầu của bé.
Sử dụng quá nhiều xà phòng và các sản phẩm khác
Da của bé rất mềm mại và nhạy cảm và bé không thực sự cần xà phòng. Nhưng nếu bạn muốn dùng, bạn chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ xà phòng để tắm. Sau khi tắm, mẹ nên lấy một chút kem dưỡng ẩm để massage cho bé.
Không vệ sinh nướu cho bé
Thông thường miệng của bé thường không có mùi vì bé không có răng, nhưng miệng của bé vẫn có rất nhiều vi khuẩn. Mẹ nên lau miệng cho bé sau khi bú.
Để làm sạch miệng, bạn nên dùng gạc ướt để lau nhẹ nhàng lên nướu của bé. Các nha sĩ khuyên bạn nên vệ sinh nướu cho bé 2 lần mỗi ngày. Khi bé bắt đầu mọc răng, bạn nên cho bé sử dụng bàn chải.
Không vệ sinh tai bé đúng cách
Bạn chỉ cần lau khô bên ngoài tai của bé. Nhiều phụ huynh phàn nàn rằng có nhiều ráy tai tích tụ bên trong tai bé. Nhưng các chuyên gia cho rằng, ráy tai giúp ngăn bụi vào trong tai. Nếu dùng tăm bông vệ sinh bên trong có thể gây tổn thương màng nhĩ.
Không vệ sinh vùng da có nếp gấp đúng cách
Sau mỗi lần tắm và làm vệ sinh, bé cần được lau khô da, đặc biệt là những vùng da nhiều nếp gấp. Nếu các nếp gấp ở cổ, chân, tay không được làm sạch, chúng sẽ bốc mùi và phát ban.
Mẹ nên lau sạch cổ sau sau khi bé ăn. Nếu các vùng da của bé bị phát ban, hãy bôi kem hoặc ô xit kẽm giúp làm dịu vết phát ban.
Không cắt móng tay thường xuyên
Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển tương đối nhanh và mẹ chú ý nên cắt móng tay 2-3 lần mỗi tuần. Móng tay dài sẽ khiến bé tự cào lên mặt hoặc cho tay lên miệng, mất vệ sinh và dẫn đến nhiễm khuẩn.
Để bé tắm một mình
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đuối nước là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn không nên để bé ở một mình dù chỉ một giây. Trẻ có thể bị chết đuối ngay cả ở mực nước 4-5 cm.
Không massage cho bé
Bé rất thích được mát-xa. Mẹ hãy massage nhẹ nhàng cho bé trong khi trò chuyện với con. Massage không chỉ giúp giảm khô da, giảm ngứa và còn tăng cường sức mạnh cơ bắp cho bé. Thời gian tốt nhất để massage cho bé là trước khi bé đi tắm. Mẹ hãy theo lịch trình sinh hoạt massage - tắm - ăn - ngủ và dùng tinh dầu tự nhiên để massage cho bé.
Không chăm sóc đúng cách khi bé mới được cắt bao quy đầu
Nếu bé mới được cắt bao quy đầu, bạn không nên làm ướt vùng da đó đến khi quy đầu đã lành lại hoàn toàn. Bạn cần xoa một chút hydrogen peroxide để làm vệ sinh vùng da bị tổn thương.
Mẹ cần phải làm sạch các khu vực bên dưới bao quy đầu vì có thể có một chút sáp trên dương vật của trẻ. Ở bé gái, bạn có thể nhận thấy một ít mủ màu trắng, điều này rất bình thường và có thể xuất hiện một vài ngày sau khi sinh. Mủ này do các hormone của mẹ truyền qua cho em bé. Mẹ nên làm vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của bé từ trước ra sau và các nếp nhăn trên da của bé.
Nguồn: Phụ Nữ News