Lưu ý các cách tập cho bé ngồi an toàn

Hầu hết, các bé sẽ bắt đầu học ngồi khi được 6 tháng nhưng cũng có trường hợp sớm hơn khi bé được 4 tháng. Tuy nhiên, làm sao để bé học ngồi an toàn và nhanh là điều mà nhiều bậc phụ huynh đang khá phân vân. Bài viết này sẽ đưa tới các bậc cha mẹ những cách giúp bé học ngồi an toàn.

Lưu ý các cách tập cho bé ngồi an toàn Lưu ý các cách tập cho bé ngồi an toàn

Bé tập ngồi là một trong nhiều dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của các bé trong giai đoạn 1 tuổi.

1. Khi nào cho bé tập ngồi an toàn?

Thông thường, các bé bắt đâu tập ngồi vào khoảng từ tháng tứ 4 đến tháng thứ 8. Khi được 9 tháng, các bé đã có thể ngồi an toàn và không cần sự hỗ trợ của bất kì ai. Các bé chỉ có thể tập ngồi khi các khối cơ trên cơ thể phát triển khỏe mạnh, cứng cáp. Điều này đòi hỏi cả một quá trình chứ không thể thực hiện ngày một ngày hai. Quá trình này sẽ bắt đâu từ tháng 4, lúc đó bé cần nhiều sự hỗ trợ của bố mẹ, sau đó các tháng tiếp sau, sự hỗ trợ đó sẽ giảm dần đến khi bé có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ. Dấu hiệu sự phát triển xương, cơ của bé qua từng thời kì sẽ giúp bố mẹ nhận biết được khi nào bé có thể tập ngồi an toàn.

  • Tháng thứ 4: cổ bé đủ cứng để tự ngóc đầu lên và dùng tay để nâng cơ ngực lên
  • Tháng thứ 6: bé có thể giữ đầu và lưng thẳng đứng, biết chống hai tay về phía trước. Bé có thể ngồi khi có sự hỗ trợ của người lớn hay dùng gối giữ thăng bằng cho bé khỏi ngã
  • Tháng thứ 8: bé đã tự có thể ngồi thẳng lưng mà không cần có người lớn giúp đỡ, học được cách với đồ bằng tay khi ngồi.

Vicare.vn_luu-y-cac-cach-tap-cho-be-ngoi-an-toan-body-1

Bé có thể học ngồi khi đã có thể tự chống tay nâng người nhổm dậy.2.

2. Các phương pháp cho bé tập ngồi an toàn

Bé khi đã tự nâng được đầu và biết lật thì bé sẽ bắt đầu học ngồi. Để giúp các bé học ngồi an toàn, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số các phương pháp dưới đây:

Thiết lập hệ cơ khỏe mạnh

Cơ lưng, cơ sườn, cơ bụng và cơ đùi là các cơ được sử dụng để giúp bé ngồi vững. Để giúp bé ngồi an toàn, bố mẹ nên rèn luyện giúp các hệ cơ này phát triển khỏe mạnh hơn. Bài tập cho bé ngồi trên quả bóng hơi cỡ vừa sau đó lăn bóng về phía trước, sang hai bên vừa giúp phát triển các cơ vừa có thể khiến bé học cách giữ thăng bằng nhanh.

Tập cho bé từng động tác khi ngồi

Một trong những cách an toàn là tập cho bé biết ngồi ở tư thế bò. Đầu tiên, để bé nằm sấp giúp bé tự chống hai tay đỡ cơ thể, sau đó đưa chân bé chống phía dưới cơ thể. Bố mẹ từ từ đưa hai tay bé về phía sau và lần lượt đặt từng chân bé xuống vị trí ngồi. Chú ý khi cho bé học ngồi ở tư thế này các bậc phụ huynh cần lưu ý thực hiện lần lượt các động tác khoảng 5 – 6 lần/ngày, thực hiện một động tác liên tục trong vài ngày khi bé đã quen mới chuyển sang động tác tiếp theo và luôn giữ tay dưới bụng bé tránh trường hợp bé có thể bị ngã ập xuống.

Để bé tự học ngồi

Vicare.vn_luu-y-cac-cach-tap-cho-be-ngoi-an-toan-body-2

Khi để trẻ tự ngồi, bố mẹ nên chặn chăn với gối xung quanh để tránh bé bị ngã.

Cho bé tự tập ngồi một mình sẽ khiến bé có thêm kinh nghiệm ứng phó với các yếu tố ảnh hưởng tới việc bé có thể ngồi thẳng lưng hay để bé học được cách tự lập dần. Bố mẹ nên dùng chăn gối chặn xung quanh bé, cho bé ngồi trên đệm hoặc thảm mềm để nếu bé có bị ngã đổ người cũng không đau và an toàn hơn. Dù là để bé tự tập ngồi, bố mẹ cũng tuyệt đối không để bé ngoài tầm mắt của mình, nên ở trong phạm vi dưới 2m để nếu xảy ra tình huống xấu sẽ kịp thời ngăn chặn. Ngoài ra, bé sẽ không chịu ngồi yên một mình nên đặt đồ chơi bé yêu thích là điều không thể quên.

Bố mẹ trở thành ghế tựa cho bé

Các ông bố, bà mẹ có thể trở thành một một chiếc ghế tựa tốt nhất để cho bé tập ngồi. Cho tập bé ngồi giữa hai chân của người lớn và chỉ đỡ bé khi cảm thấy bé sắp mất thăng bằng. Để bé không cản thấy khó chịu và chán, bố mẹ cũng có thể đặt những đồ chơi yêu thích trước mặt bé.

Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng nếu thấy bé chậm ngồi hay ngồi chưa được vững như những trẻ cùng tháng khác. Vì mỗi trẻ đều có những giai đoạn và lịch trình phát triển riêng của bé, đến thời điểm khi bé đã phát triển cứng cáp, bé sẽ có thể tự ngồi. Tuy nhiên, nếu sau 9 tháng, bé vẫn chưa có thể tự ngồi, gia đình nên đưa bé đi kiểm tra toàn diện vì khi đó trẻ có thể có nguy cơ mắc các chứng bệnh chậm phát triển.

>>> Xem thêm: Những bí quyết giúp bé tập ngồi cực nhanh