Lời khuyên cho bệnh nhân gout ngày Tết
Ngày Tết là dịp đoàn viên, thời điểm này mọi người thường cùng nhau ăn bữa cơm thịnh soạn, thưởng thức những món ăn ngon và thay đổi thói quen sinh hoạt. Chính điều này đã gây ra những “biến động” không nhỏ đối với những bệnh nhân gout, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Lời khuyên cho bệnh nhân gout ngày Tết
Ngày Tết là dịp đoàn viên, thời điểm này mọi người thường cùng nhau ăn bữa cơm thịnh soạn, thưởng thức những món ăn ngon và thay đổi thói quen sinh hoạt. Chính điều này đã gây ra những “biến động” không nhỏ đối với những bệnh nhân gout, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Bệnh gout và những ảnh hưởng về sức khỏe
Bệnh gout là do sự rối loạn chuyển hóa purin tạo thành, nó gây ra sự tăng acid uric ở trong máu nên dẫn tới việc bị ứ đọng tinh thể muối urat ở khớp, gây ra bệnh viêm khớp. Bệnh có những triệu chứng như: đau, sưng, tấy đỏ... ở các khớp ngón tay, khớp ngón chân và khớp đầu gối.
Phần đa người bị gout thường hay đau nhức ở ngón chân cái, mắt cá chân hoặc mắt cá tay, đầu gối... và gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển. Cơn đau ban đầu chỉ kéo dài từ 5 – 10 ngày rồi thôi, sau khoảng 1 – 2 tuần thì các khớp trở về trạng thái bình thường.
Trong xã hội hiện đại, nhiều người bị gout do chế độ ăn uống không lành mạnh, nhất là việc không ý thức được những tác hại từ một số loại thực phẩm gây ra cho cơ thể. Phần đa các bệnh nhân khi điều trị lại ngắt quãng, không chữa dứt điểm nên bệnh có xu hướng ngày càng nặng hơn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Vào giai đoạn bệnh nặng, cơ thể sẽ xuất hiện các hạt tophi xung quanh khớp. Những hạt này có hình dạng giống với khối u cục, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây nguy cơ liên quan tới khớp, dẫn tới tàn phế.
Bệnh thường hay xuất hiện ở nam giới, nhất là những người bị thừa cân, béo phì, hay dùng rượu bia và lười vận động. Ở nữ thì nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, nó thường xuất hiện ở sau giai đoạn mãn kinh.
Vậy ngày Tết những bệnh nhân gout cần lưu ý gì?
Do có những ảnh hưởng lớn về mặt sức khỏe nên bệnh nhân gout phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống và vận động sao cho bệnh không nặng hơn. Tuy nhiên, Tết là dịp mà mọi người sum vầy bên nhau, thiết đãi nhau những món ăn ngon và giàu dinh dưỡng, điều này khiến bệnh nhận gout bị ảnh hưởng không nhỏ.
Để đảm bảo được sức khỏe của mình, những bệnh nhân gout cần thực hiện theo những lời khuyên cho bệnh nhân gout ngày Tết như sau:
Tuyệt đối kiêng những thực phẩm giàu đạm, có nguồn gốc purin
Những thực phẩm này có nhiều trong hải sản và các loại thịt màu đỏ như: thịt bò, trâu, ngựa, dê...; nhiều trong nội tạng của động vật như: tim, gan, lòng, thận, óc...; các loại trứng đang phát triển thành phôi như: trứng vịt lộn, trứng cút lộn, trứng gà lộn.
Ngoài ra, cần giảm những thực phẩm giàu đạm động vật khác trong khẩu phần ăn như: đạm động vật nói chung, các loại thủy sản và cá như: ốc, lươn, cua, ếch...; giảm bớt những thực phẩm giàu đạm thực vật như: các loại hạt đậu, các chế phẩm từ đậu nành như: sữa đậu nành, đậu phụ...
Ưu tiên ăn những thực phẩm xanh
Những người bị gout nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả (là những hoa quả không chua). Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm giảm quá trình hấp thu đạm. Nên dùng những rau quả giàu carotene, giàu bêta và vitamin E để tăng khả năng chống lão hóa cho cơ thể như: cà rốt, cà chua, gấc, bí đỏ, chuối tiêu chín, đu đủ chín, rau ngót, cần tây, cà chua, rau muống...
Tránh những loại rau làm tăng lượng acid uric trong máu
Trong các món ăn truyền thống của người Việt thường hay có những loại rau làm tăng lượng acid uric trong máu, không tốt cho người bị gout như: măng, nấm, giá đỗ.
Nên vận động nhiều hơn, vận động nhẹ nhàng hoặc tập yoga
Việc tập luyện nhẹ nhàng thường xuyên, liên tục sẽ giúp cho những người bị gout tăng cường được sức khỏe của mình. Người bệnh cũng không nên làm việc quá nặng, tập luyện quá sức để tránh những chấn thương cho cơ thể. Nếu có lỡ ăn hơi nhiều thì nên tăng cường vận động cơ thể để tiêu hao bớt đi năng lượng, thực hiện những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như: khởi động tại chỗ, đi bộ...
Giữ ấm cơ thể, giữ tinh thần thoải mái
Người bị bệnh gout nên lưu ý việc giữ ấm cơ thể bởi Tết là thời điểm giao mùa giữa đông và xuân nên thời tiết có nhiều biến động. Hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng bởi nó có thể dẫn tới gout cấp.
Thường xuyên uống nước lọc, nước khoáng kiểm
Người bị bệnh gout nên thường xuyên uống nước, uống nhiều nước (khoảng 2-3 lít/ngày). Nên uống những loại nước khoáng kiểm, nước lọc, không uống nước có gas, không uống nước chứa cồn để giúp đảo thải acid uric và hạn chế việc kết tinh urat tại ống thận.
Trên đây là những lời khuyên cho bệnh nhân gout ngày Tết mà độc giả cần lưu ý, tham khảo để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Bệnh nhân cũng cần cân nhắc và quyết tâm thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đặc biệt cần nói “không” với rượu bia để bảo vệ sức khỏe của mình.