Loạn thị bao nhiêu độ là nặng, phải điều trị?

Khi mắt bị loạn thị, tia sáng của vật được hội tụ nhiều điểm trên võng mạc khiến hình ảnh bị nhòe, không rõ ràng. Vậy loạn thị bao nhiêu độ là nặng? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa loạn thị như thế nào?

Loạn thị bao nhiêu độ là nặng, phải điều trị? Loạn thị bao nhiêu độ là nặng, phải điều trị?

Khi mắt bị loạn thị, tia sáng của vật được hội tụ nhiều điểm trên võng mạc khiến hình ảnh bị nhòe, không rõ ràng. Vậy loạn thị bao nhiêu độ là nặng? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa loạn thị như thế nào?

Loạn thị là gì?

Loạn thị là tật về mắt có liên quan đến khúc xạ. Khi mắt bị loạn thì sẽ khiến giác mạc có độ cong khác thường, vì vậy mà khả năng tập trung ánh sáng và hình ảnh của người bệnh bị giảm đi.

Nguyên nhân chủ yếu gây loạn thị là giác mạc có hình dạng bất thường. Thông thường, đối với người khỏe mạnh, khi tia hình ảnh đi qua giác mạc sẽ được hội tụ tại 1 điểm duy nhất trên võng mạc, vì vậy mà mọi vật nhìn được rõ ràng hơn. Nhưng nếu mắt bị loạn thị thì điểm hội tụ này bị phân tán ở nhiều điểm khác nhau nên hình ảnh người bệnh nhìn mờ nhòe đi, tầm nhìn nhân đôi, có thể xuất hiện 2 đến 3 bóng mờ, mọi khoảng cách đều nhìn khó khăn và có các biểu hiện khác kèm theo như: Mỏi mắt, đau đầu, chảy nước mắt, đau cổ,...

Loạn thị bao nhiêu độ là nặng?

vicare.vn-loan-thi-bao-nhieu-do-la-nang-phai-dieu-tri-body-1

Loạn thị có nhiều mức độ khác nhau nhưng còn phụ thuộc vào sự phối hợp của cận thị, viễn thị với loạn thị. Cụ thể như sau:

Dạng loạn thị đều

Với loạn thị đều, kinh tuyến của mắt thay đổi từ kinh tuyến có chiết quang cao nhất sang kinh tuyến có chiết quang thấp nhất. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng như:

  • Song thị: Dạng này thường gặp trong loạn thị nghịch. Loạn thị gây ra song thị một mắt nên cần phải đi khám kỹ khi có triệu chứng trên.
  • Quáng mắt: Đau nhức, khó chịu khi ánh sáng mặt trời chiếu vào

Dạng loạn thị cận

Đây là dạng vừa bị cận thị vừa bị loạn thị, cụ thể:

  • Loạn thị cận đơn thuận
  • Loạn thị cận đơn nghịch
  • Loạn thị cận đơn chéo
  • Loạn thị cận kép, thuận, nghịch, chéo

Dạng loạn thị viễn

Đây là dạng vừa bị viễn thị vừa bị loạn thị, cụ thể:

  • Loạn thị viễn đơn thuận.
  • Loạn thị viễn đơn nghịch.
  • Loạn thị viễn đơn chéo.
  • Loạn thị viễn kép, thuận, nghịch, chéo.

Loạn thị hỗn hợp

Thông thường, ở mỗi dạng loạn thị đều có mức độ nặng và nhẹ khác nhau. Trường hợp loạn thị nặng thì người bệnh ngoài việc nhìn mờ, nhìn khó khăn trong mọi lúc thì có thể nhận thấy thêm dấu hiệu như đau đầu khi mắt phải điều tiết liên tục trong vài giờ đồng hồ.

Trong y học, loạn thị bao nhiêu độ là nặng được xác định thông qua việc đo độ bởi các công nghệ chuyên dụng. Thường dưới 1 độ được xem là loạn thị nhẹ, 1 độ - 2 độ được xem là loạn thị cao và trên 2 độ được xem là nặng.

Loạn thị hầu hết do bẩm sinh, số ít còn lại do thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Trường hợp bị loạn thị nhưng người bệnh không chăm sóc mắt tốt, ăn uống thiếu dinh dưỡng và không đeo kính thuốc điều chỉnh loạn thị hoặc lao động nhưng không đeo kính bảo hộ sẽ khiến loạn thị nặng hơn.

Các cách điều trị loạn thị theo từng mức độ

Khi điều trị loạn thị, mục tiêu chính là điều chỉnh độ cong của giác mạc không đồng đều khiến mờ tầm nhìn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của loạn thị mà bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Kính thuốc

Biện pháp này có ưu điểm đơn giản, hiệu quả cao và ít biến chứng nhất. Mọi trường hợp loạn thị đều điều trị bằng kính thuốc, người bệnh có thể tìm hiểu và gặp bác sĩ nhãn khoa để được hướng dẫn sử dụng đúng loại kính phù hợp. Trong đó có các loại kính hiệu chỉnh như:

  • Kính áp tròng: Kính áp tròng có tác dụng trong việc sửa cả hai giác mạc và loạn thị thể thủy tinh. Hiện kính áp tròng có nhiều loại như: Cứng, mềm, dùng 1 lần, mở rộng, cứng nhắc và 2 tiêu điểm thấm khí. Bác sĩ sẽ tùy vào người bệnh mà tư vấn loại nào phù hợp.
  • Kính đeo mắt: Một thay thế khác cho kính áp tròng là kính đeo mắt. Kính đeo mắt giúp cho các hình dạng không đồng đều của mắt được bù đắp. Việc đeo kính áp tròng và kính đeo mắt được áp dụng trong trường hợp loạn thị nhẹ.

Phẫu thuật

Khi bị loạn thị nặng, không thể điều trị bằng kính thuốc thì phải tiến hành phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh độ cong giác mạc.

  • Phẫu thuật khúc xạ: Phẫu thuật khúc xạ sửa chữa vấn đề loạn thị bằng cách tạo lại hình dáng bề mặt của mắt. Phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm:
  • Phẫu thuật lasik: Bác sĩ dùng dao mổ giác mạc để thực hiện cắt mỏng tròn khớp nối vào giác mạc. Phẫu thuật loại bỏ các lớp ngoài bảo vệ của giác mạc, sau đó mới sử dụng một laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc.

Ortho-K (Orthokeratology)

Phương pháp này áp dụng kính áp tròng cứng và chủ yếu đeo vào ban đêm. Phương pháp này có tác dụng thay đổi tạm thời giác mạc trong lúc ngủ, mắt có thể nhìn rõ vào ngày hôm sau. Lặp đi lặp lại như vậy giúp người bệnh nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau.

vicare.vn-loan-thi-bao-nhieu-do-la-nang-phai-dieu-tri-body-2

Cách phòng ngừa bị loạn thị

Loạn thị không phòng tránh được trong trường hợp do di truyền. Nhưng nếu do các nguyên nhân khác thì hoàn toàn phòng ngừa được, bằng cách:

  • Làm việc nơi có đầy ánh sáng, không nên nhìn nơi quá tối, khi lao động nơi có ánh sáng mạnh và chói cần đeo kính bảo hộ.
  • Hạn chế những tổn thương cho mắt
  • Thư giãn và có thời gian cho mắt nghỉ ngơi khi làm việc trên máy tính nhiều hoặc đọc sách.
  • Khi phát hiện có các bệnh lý về mắt thì cần chữa trị sớm, không để bệnh biến chứng gây loạn thị
  • Khi bị loạn thị, cần kiểm tra và điều trị sớm để tránh về sau có biến chứng nặng
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, gấc, cà chua,...

Như vậy, với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã biết nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh loạn thị cũng như loạn thị bao nhiêu độ là nặng. Hãy chăm sóc đôi mắt, hạn chế các thói quen sinh hoạt xấu, thường xuyên tập thể dục cho mắt để có một đôi mắt khỏe.

Xem thêm:

  • Ortho K - Điều chỉnh cận loạn thị không phẫu thuật
  • Gói Ortho K - Bệnh Viện Vinmec Times City
  • Bệnh loạn thị là gì? Cách phòng tránh loạn thị