Loại dịch có chứa virus HIV nhiều nhất trong cơ thể
Virus HIV không hẳn là trú ngụ dàn đều ở khắp nơi bên trong cơ thể mà thường ở trong dịch sẽ có số lượng nhiều hơn. HoiBenh sẽ giới thiệu tới các bạn những loại dịch có chứa virus HIV nhiều nhất trong cơ thể để bạn hiểu rõ hơn.
Loại dịch có chứa virus HIV nhiều nhất trong cơ thể
Virus HIV không hẳn là trú ngụ dàn đều ở khắp nơi bên trong cơ thể mà thường ở trong dịch sẽ có số lượng nhiều hơn. HoiBenh sẽ giới thiệu tới các bạn những loại dịch có chứa virus HIV nhiều nhất trong cơ thể để bạn hiểu rõ hơn.
Nên hiểu về HIV như thế nào thì đúng?
HIV là tên viết tắt của từ Human Immunodeficiency Virus, có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Trong cơ thể của chúng ta sẽ có hệ thống miễn dịch giúp con người chống chọi với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Khi bị mắc HIV, cơ thể của chúng ta sẽ giảm dần sức chống đỡ khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công. Do đó, cơ thể sẽ mất dần sức đề kháng và tử vong nhanh chóng.
Nói suy giảm miễn dịch có nghĩa là quá trình này xảy ra khi con người đang sống chứ không phải do di truyền hay bẩm sinh của hệ miễn dịch gây ra. Nó chỉ là suy giảm hệ miễn dịch ở người, không lây bệnh cho các động vật khác.
Trong cơ thể, loại dịch có chứa virus HIV nhiều nhất là gì?
Khi nhiễm HIV, virus sẽ tấn công vào khắp các bộ phận trong cơ thể, trong đó HIV có nhiều nhất ở trong máu, ở trong loại dịch có chứa virus HIV như: tinh dịch, dịch âm đạo và ở trong cả sữa của người nhiễm HIV. Số lượng virus trong các loại dịch này có số lượng “đủ” để lây truyền từ người nọ sang người kia. Đây cũng chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định đường lây truyền của HIV và đưa ra các biện pháp dự phòng cơ bản.
Ngoài những loại dịch có chứa virus HIV được kể ở trên thì trong nước bọt, trong nước mắt, nước tiểu, trong mồ hôi cũng có HIV nhưng số lượng không nhiều, không đủ “độ” nên không có khả năng làm lây truyền từ người nọ sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp. Đây chính là cơ sở khoa học để xác định HIV không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường.
Khi ở ngoài cơ thể con người, HIV dễ bị tiêu diệt bằng nhiệt độ và các chất khử trùng thông thường như: Nước ở nhiệt độ 56°C trở lên và trong vòng 30 phút; các chất tẩy rửa như: Cloramin 25%, nước Javel 0.1-0.5%, các chất sát trùng như nước oxy già 6%, cồn 70°; các Axít (pH<6), Bazơ (pH>10).
Thế nên, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm chích trong cồn 70°, hoặc ngâm quần áo, đồ vải vào trong dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 0.5% trong thời gian từ 20-30 phút là có thể diệt được HIV.Khi luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm chích trong 20 phút kể từ khi nước sôi thì có thể diệt được cả HIV và nhiều loại vi sinh vật gây bệnh khác... Thế nhưng, HIV cũng có thể tồn tại trong các giọt máu khô ở kim tiêm hoặc trong các dụng cụ khác từ 2 đến 7 ngày và tồn tại ở nhiệt độ dưới 0°C, tia X, dưới tia cực tím.
Những đặc tính này của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV trong các dịch vụ y tế cũng như là trong khi chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà.
Sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, virus HIV tấn công trực tiếp vào tế bào CD4, chúng nhân lên nhiều lần rồi dần dần phá hủy các tế bào này. Số lượng tế bào CD4 bị phá hủy càng nhiều thì khả năng chống lại bệnh tật sẽ càng yếu đi và cơ thể sẽ càng dễ bị mắc bệnh. Ngay cả một số bệnh trước đây hiếm khi gặp ở người bình thường thì khi bị nhiễm HIV cũng sẽ bị nhiễm do hệ miễn dịch đã bị suy yếu. Có một số người mắc HIV vẫn khỏe do tế bào CD4 đã giảm thấp nhưng cũng có một số người sẽ bị nặng hơn do lượng tế bào này giảm mạnh.
Thế nên, để phòng tránh bị nhiễm HIV, chúng ta cần lưu ý những loại dịch có chứa virus HIV để lấy làm cơ sở phòng tránh hiệu quả. Khi nghi ngờ có nguy cơ thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và kịp thời tìm ra phương pháp khắc phục tốt nhất, tránh lây lan cho cộng đồng.