Liệu bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi tiếp xúc?

Tay chân miệng là căn bệnh hay gặp ở các trẻ nhỏ, khi mắc phải tình trạng bệnh hầu hết các bậc phụ huynh khá lo lắng nên tập trung chăm sóc cho con mình. Tuy nhiên vấn để đặt ra là liệu virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm cho cả người lớn hay không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Liệu bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi tiếp xúc? Liệu bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi tiếp xúc?

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh lý xảy ra khá phổ biến hiện nay, trong y khoa tay chân miệng được viết tắt là TCM. Đây là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra.

Giống virus gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.

Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng là những mụn nước nổi ở vùng tay chân miệng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh như tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng, nước bọt... tại những khu vực đông người như bệnh viện, trường học...

Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, theo thống kê tính từ đầu năm đến nay, 20 tỉnh thành phía Nam đã có 17.651 ca mắc bệnh tay chân miệng với 59 ca tử vong. Gồm nhiều ca là trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành.

vicare.vn-lieu-benh-tay-chan-mieng-co-lay-cho-nguoi-lon-khi-tiep-xuc-body-1

Vậy bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn không?

Mọi người thường nhầm lẫn bệnh tay chân miệng chỉ có trẻ em mắc phải mà nó không lây nhiễm qua người lớn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không hề đúng, vì bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp phải ở trẻ nhỏ, nhưng nó vẫn có thể lây lan sang người lớn thông qua những virus từ mầm bệnh.

Theo các bác sĩ khoa vi sinh miễn dịch Viện Paster TP.HCM chia sẻ: “Từ các tài liệu y khoa trên thế giới, từ trước đến nay bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều này không có nghĩa là bé lớn hơn hoặc người lớn thì không bị virus tấn công và gây bệnh”.

Vì vậy, hiện nay không thể chắc chắn 100% rằng căn bệnh này có thể lây sang người lớn, mà cần phải theo dõi một thời gian thì mới có thể xác định được. Và theo các bác sĩ chuyên khoa, để biết được bệnh nhân có mắc bệnh tay chân miệng hay không, tốt nhất là phải tiến hành những xét nghiệm cụ thể theo yêu cầu.

Nói về tình trạng lây lan của căn bệnh này đối với người lớn, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, nên có thể lây lan qua tiếp xúc. Như vậy, khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì bản thân cũng đã mang mầm bệnh. Chỉ có điều các thống kê từ trước đến nay cho thấy, trên cơ thể người lớn, virus này ít gây nên triệu chứng sốt, nổi bóng nước và biến chứng như ở trẻ con.

vicare.vn-lieu-benh-tay-chan-mieng-co-lay-cho-nguoi-lon-khi-tiep-xuc-body-2

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường tiêu hóa, do đó bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Với bệnh này, cần chú trọng bàn tay là đường lây truyền bệnh lớn nhất của trẻ nhỏ. Hơn 99% bệnh xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do trẻ có hệ miễn dịch non kém. Về cơ bản đây là bệnh lành tính, diễn biến trong vòng 7 - 10 ngày thì các triệu chứng sẽ hết. Tất nhiên là nếu ở thể nặng thì bệnh có thể kéo dài rất lâu và gây ra một số biến chứng như: Viêm não, suy tim, phù phổi cấp... Với những trường hợp này, người mắc bệnh phải kịp thời nhập viện điều trị theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Người lớn cũng có thể nhiễm bệnh này, nhưng không đáng ngại, thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, các thành viên gia đình nên chú ý vệ sinh, đảm bảo không lây nguồn bệnh cho những người xung quanh, hàng xóm.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn thường có biểu hiện sau: Các mụn nước xuất hiện trên mũi, môi và cằm. Để tình trạng bệnh có thể cải thiện, người lớn nên uống nhiều nước, hạ sốt bằng các loại thuốc không cần kê đơn có sẵn như ibuprofen. Đồng thời phải giữ độ ẩm cho da bằng cách tắm nước nóng và sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.

Xem thêm:

  • Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
  • Bé bị bệnh tay chân miệng thì nên ăn gì? kiêng gì?