Liệt kê những tác hại khôn lường đi ngủ khi tóc ướt
Cuộc sống tất bật, không có thời gian chăm sóc bản thân, đôi khi lại tạo những thói quen không tốt cho chúng ta. Một trong số đó là thói quen tắm khuya và để tóc ướt khi đi ngủ, đi ngủ khi tóc ướt có thể gây cảm lạnh vào sáng hôm sau và nhiều còn nhiều tác động không tốt khác cho cơ thể. Để tìm hiểu chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Liệt kê những tác hại khôn lường đi ngủ khi tóc ướt
Tác hại khôn lường khi đi ngủ khi tóc ướt
Cảm lạnh vào sáng hôm sau
Theo bác sĩ William Schaffner, giảng viên y khoa thuộc Khoa Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt cho biết rằng cảm lạnh khi ngủ với mái tóc ướt có thể liên quan đến cách thức mà các virus đường hô hấp sinh sôi và lây lan. Gối hay nhất là các loại làm từ vật liệu tổng hợp có thể chứa nấm mốc và nấm gây dị ứng hoặc hen, và các loài vi sinh vật này có xu hướng hoạt động tốt trong môi trường ẩm ướt. Đi ngủ với mái tóc có thể làm bạn bị nghẹt mũi, ngứa hoặc chảy nước mắt, thậm chí là khó thở hoặc hen suyễn,.. vào sáng hôm sau.
Nhức đầu
Hơi ẩm da đầu tăng cao khi bạn đi ngủ với mái tóc ướt, kéo theo đó là thay đổi đột ngột về thân nhiệt. Đó là nguyên nhân làm bạn có thể mắc tình trạng nhức đầu dữ dội. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn còn có thói quen gội đầu ban đêm và quấn khăn quanh đầu lúc ngủ. Chiếc khăn sẽ khiến tóc bạn bị ẩm và khó khô hơn, làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở da đầu, tăng mức căng thẳng và gây mất ngủ. Do đó nếu phải gội đầu khuya vì bận việc, bạn nên lau khô hoặc sấy tóc trước khi lên giường để không ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và giấc ngủ của bạn.
Rụng tóc, nhiễm trùng da
Để tóc ướt khi đi ngủ còn được xem là không tốt cho tóc. Nếu thói quen này kéo dài theo thời gian, từ vài ngày đến vài tuần hoặc vài tháng, nước có thể làm yếu đi lớp biểu bì – lớp bảo vệ nang tóc. Dần dần khi lớp biểu bì bị phá vỡ, nước có thể xâm nhập qua biểu bì vào làm vỡ lớp vỏ nang bên trong. Tổn thương lớp bảo vệ có thể dẫn đến gãy rụng tóc, cũng như mất độ sáng bóng và độ đàn hồi của tóc. Ngoài ra, thói quen ngủ khi tóc chưa hoàn toàn khô còn tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật, vi khuẩn nấm sinh sôi. Khi nằm nghiêng hoặc nằm sấp, tóc ướt bị kẹt giữa gối và da mặt sẽ gây kích ứng cho da, ngứa ngáy thậm chí nổi mụn, hói đầu,.. nước trên tóc bay hơi có thể khiến da mặt hoặc da đầu bị khô.
Vì thế, để bảo vệ da đầu cũng như da mặt, tốt nhất là bạn nên hạn chế gội đầu cũng như tắm rửa quá gần giờ ngủ, khi tóc hư tổn nên được phục hồi bằng sữa dưỡng hoặc dầu xã.
Bết tóc nhiều dầu
Ngủ trong tình trạng tóc ướt sẽ làm da đầu mất cân bằng độ pH và tăng các tuyến bã nhờn. Kết quả sẽ là một mái tóc bết dính khi thức dậy, đặc biệt là rất nhanh bẩn kèm mùi khó chịu. Do đó, để tránh mùi hôi tóc bạn nên tập thói quen gội đầu vào ban ngày hoặc sấy tóc thật khô trước khi ngủ, không những giúp tóc sạch mà còn hạn chế dầu hiệu quả.
Suy yếu hệ thống miễn dịch
Đi ngủ với mái tóc còn ướt có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bị yếu đi, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn dễ dàng tấn công bất ngờ. Cảm lạnh là bệnh mà bạn dễ mắc phải nhất sẽ phải, tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bạn mệt mỏi cả tuần, ảnh hưởng đến kinh tế và công việc.
Đau cơ
Nhiều người thường nhầm lẫn đau cơ khi chỉ gặp phải khi làm việc nặng hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Tuy đau cơ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, đi ngủ khi tóc còn ướt cũng là một trong số đó. Tóc ướt làm thay đổi nhiệt độ da đầu, cơ thể phải ở trong tình trạng giảm nhiệt suốt đêm, do đó làm tăng khả năng căng thẳng các cơ và gây co thắt. Kết quả tất yếu là sau khi thức dậy bạn sẽ thấy người uể oải mệt mỏi.
Xem thêm
- Tắm đêm dễ đột quỵ
- Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
- 7 triệu chứng đau đầu cần gặp ngay bác sĩ