Lấy máu cuống rốn được thực hiện thế nào?

Trong vài năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng của tế bào máu cuống rốn nên rất nhiều ông bố bà mẹ đã thực hiện lấy máu cuống rốn của con khi mới chào đời để lưu trữ. Đây là phương pháp hiện đại, ý nghĩa bởi nó giúp chữa được tới 80 bệnh lý cho con, trong đó có cả những bệnh hiểm nghèo.

Lấy máu cuống rốn được thực hiện thế nào? Lấy máu cuống rốn được thực hiện thế nào?

Cùng HoiBenh tìm hiểu về phương pháp được cho là bảo hiểm sinh học trọn đời cho con này.

Lấy máu cuống rốn là gì?

Dây rốn là sợi dây huyết mạch được kết nối giữa người mẹ và thai nhi thông qua nhau thai. Dây rốn có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang thai nhi và chuyển chất thải của thai nhi sang mẹ để bài tiết.

Lấy máu cuống rốn là lấy máu ở cuống rốn của trẻ sơ sinh sau khi chào đời để lưu trữ ở những nơi đảm bảo an toàn và vệ sinh, có ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại để giúp lưu trữ máu được lâu dài mà không bị hư tổn. Trong máu cuống rốn có chứa tế bào gốc có thể phát triển thành mạch máu, các cơ quan và các loại mô khác trong cơ thể.

Việc lấy máu cuống rốn sau khi sinh không hề có tác hại hay gây đau đớn gì cho mẹ và em bé. Đây là một quá trình được thực hiện rất đơn giản, tất cả các bà mẹ dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều có thể lựa chọn lưu trữ loại máu này.

vicare.vn-lay-mau-cuong-ron-phuong-phap-bao-ve-con-an-toan-body-1

Lấy máu cuống rốn có lợi ích gì?

Trong máu cuống rốn có nhiều tế bào gốc. Nếu bé chẳng may bị bệnh cần tế bào gốc để điều trị, thì mọi thứ sẽ sẵn sàng ngay lâp tức. Người thân của trẻ cũng có thể sử dụng tế bào gốc này trong trường hợp cần thiết. Khi đứa trẻ mắc các bệnh liên quan đến máu như bệnh bạch cầu, thiếu máu bất sản nặng, thalassemia, amyloidosis,.... một số bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm thì tế bào gốc này sẽ trở nên cực kỳ quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Các tế bào máu đã được lấy ở cuống rốn cũng có thể được sử dụng thay cho việc cấy ghép tủy xương để thay thế các tế bào máu của bệnh nhân. Nhờ đó, mà khoảng 80 bệnh lý và những rối loạn miễn dịch có thể được chữa trị như ung thư máu, rối loạn chuyển hóa hoặc hệ miễn dịch rối loạn máu không ác tính,.... Trong tương lai, tế bào máu này còn có thể dùng để điều trị cho những bệnh nhân mắc ung thư tạng đặc như: Ung thư tinh hoàn, ung thư nguyên bào thần kinh, ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ, carcinoma ở thận, ung thư tế bào nhỏ ở phổi,...

Lấy máu cuống rốn được thực hiện thế nào?

Ngay sau khi sản phụ sinh em bé, bác sĩ sẽ lấy máu cuống rốn trên tĩnh mạch cuống rốn của nhau thai.

Sẽ có 2 phương pháp lấy máu cuống rốn:

  • Phương pháp thứ nhất là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung, máu được thực hiện lấy luôn từ dây rốn.
  • Phương pháp thứ 2 là thực hiện sau khi xổ rau, cán bộ y tế sẽ treo bánh rau lên và lấy máu.

Để thực hiện lấy máu cuống rốn đúng quy định, trước tiên là đầu cuống rốn phải được kẹp lại trong khoảng 15 giây ngay sau khi sinh và sát trùng cuống rốn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng ống tiêm để rút máu từ tĩnh mạch cuống rốn rồi cho vào túi dung dịch chống đông, bảo quản ở nhiệt độ -196 độ bằng dung dịch DMSO 10%. Việc này chỉ được phép tiến hành nhanh trong vòng 10 phút đầu tiên kể từ khi xổ rau ra bởi nếu không máu sẽ bị đông, không còn tác dụng nữa. Và đặc biệt, những thao tác này sẽ không gây ảnh hưởng gì đến em bé và người mẹ vì chỉ được thực hiện khi việc sinh nở đã hoàn tất.

Ngoài ra, tế bào máu khi tách phải đảm bảo vẫn còn sống sau khi tách và đảm bảo được vô trùng tuyệt đối, không nhiễm khuẩn. Sau khi lấy máu, mẫu máu sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng không, có mắc bệnh gì không, đặc biệt là những bệnh về nhiễm sắc tố.

Khi trữ lạnh, tế bào phải được lưu trữ điều kiện âm -196 độ. Khi người bệnh cần sử dụng sẽ rã đông tế bào và truyền hoặc ghép tế bào gốc cho người bệnh. Do đó, một trong những nguyên tắc khi lấy máu cuống rốn là tế bào máu phải sống được thời gian lâu tối đa nhất. Nếu trong trường hợp số lượng tế bào gốc lấy được quá ít thì việc lưu trữ máu cuống rốn sẽ không thành công.

vicare.vn-lay-mau-cuong-ron-phuong-phap-bao-ve-con-an-toan-body-2

Điều kiện được thực hiện lấy máu cuống rốn để lưu trữ

Tại Việt Nam, thủ tục để lấy máu cuống rốn không quá phức tạp. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cần tiến hành một số các xét nghiệm kiểm tra, để đảm bảo máu cuống rốn đạt chất lượng và đủ điều kiện để thực hiện lưu trữ.

Các mẹ sẽ được làm một số xét nghiệm nhằm đảm bảo không mắc các bệnh lý sau mới đủ điều kiện thực hiện lấy máu cuống rốn: Mẹ không mắc các bệnh truyền nhiễm, tiểu đường, huyết áp, ung thư, bệnh về miễn dịch. Và khi sinh em bé bị sốt, bị nhiễm trùng cũng sẽ không đủ điều kiện để lấy máu lưu trữ.

Ngoài ra, sau khi lấy bản thân trẻ sơ sinh cũng sẽ được theo dõi sức khỏe liên tục trong vòng 6 tháng, mới có thể khẳng định hoàn toàn lượng máu cuống rốn đó có đáp ứng yêu cầu và có thể sử dụng sau này hay không.

Xem thêm:

  • Khám phá 4 ngân hàng Máu cuống rốn
  • Cách lưu trữ máu cuống rốn tại Bệnh viện Vinmec Central Park
  • Lưu trữ máu cuống rốn - ‘Bảo hiểm sinh học’ của con người