Lấy cao răng có đau không?
Bệnh răng miệng là tình trạng rất phổ biến nhưng lại hiếm khi được quan tâm và điều trị đúng cách. Trong đó, các mảng bám hình thành cao răng là điều rất hay gặp phải. Nhiều người lo lắng trước vấn đề lấy cao răng có đau không khiến nhiều người đắn đo xử lý dẫn đến mắc phải những bệnh về răng miệng khá trầm trọng.
Lấy cao răng có đau không?
Bệnh răng miệng là tình trạng rất phổ biến nhưng lại hiếm khi được quan tâm và điều trị đúng cách. Trong đó, các mảng bám hình thành cao răng là điều rất hay gặp phải. Nhiều người lo lắng trước vấn đề lấy cao răng có đau không khiến nhiều người đắn đo xử lý dẫn đến mắc phải những bệnh về răng miệng khá trầm trọng.
Cao răng là gì?
Tồn tại xung quanh cổ răng, cao răng chính là những chất cặn lắng và có màu nâu vàng.
Cao răng được cấu tạo chủ yếu từ cacbonat canxi và phosphate cùng với cặn mềm từ mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng hòa trộn cùng vi khuẩn hay xác các tế bào biểu mô. Bên cạnh đó, cao răng còn có thể hình thành do sự lắng đọng của huyết thành trong nước bọt và máu.
Muốn loại bỏ vôi răng phải có dụng cụ chuyên biệt và do nha sĩ có trình độ chuyên môn thực hiện.
Nguy hại của việc không lấy cao răng
- Độc tố của vi khuẩn có trong cao răng sẽ dẫn đến viêm lợi với triệu chứng miệng có mùi hôi khó chịu, chảy máu chân răng.
- Hàm răng mất thẩm mỹ, làm hỏng men răng, gây sâu răng.
- Cao răng gây viêm nha chu. Nếu không điều trị sớm dẫn đến tiêu xương, lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ tốt. Lúc này, răng bị đau, ê buốt khi ăn, thậm chí có thể lung lay và rụng răng.
- Khả năng hình thành viêm tủy ngược dòng rất cao.
- Một số bệnh lý về niêm mạc miệng sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi bạn không lấy cao răng như: viêm họng, viêm amidan, viêm niêm mạc miệng, lở miệng, ...
- Ngoài ra, vi khuẩn khi bị nha chu còn liên quan đến bệnh tim và một số căn bệnh khác.
Lấy cao răng có đau không?
Băn khoăn lấy cao răng có đau không còn phụ thuộc vào hai yếu tố chính là tình trạng răng miệng (có kèm theo các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, buốt chân răng, ...) và kỹ thuật lấy cao răng.
Trước đây, kỹ thuật lấy cao răng bằng cách sử dụng dụng cụ cầm tay để làm bong cao răng rất dễ gây tổn thương răng và lợi. Vì thế mà nhiều người cạo cao răng sẽ gặp phải hiện tượng đau nhức, chảy máu và cảm giác ê buốt khó chịu kéo dài sau đó.
Hiện nay, công nghệ hiện đại khi lấy cao răng đã giảm được những khuyết điểm này. Trong đó, công nghệ sóng siêu âm được nhiều chuyên khoa răng hàm mặt ưu tiên sử dụng. Đây là loại sóng hoàn toàn vô hại với sức khỏe, an toàn ngay cả với bào thai. Cho phép các bác sĩ nha khoa lấy cao răng nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Mọi ngóc ngách của bề mặt răng được tiếp cận giúp loại bỏ dễ dàng mảng bám.
Lấy vôi răng là một quy trình tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi tỉ mỉ. Thường bao gồm 3 bước: khám và tư vấn, cạo vôi răng và đánh bóng răng.
Chi phí cạo vôi răng cho mỗi lần dao động trong khoảng 200.000 – 400.000 đồng tùy thuộc vào nơi thực hiện hoặc có thể tăng thêm nếu bạn sử dụng các gói dịch vụ khác. Đây là mức chi phí phù hợp, do đó bạn nên chủ động cạo vôi răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Lấy cao răng có làm răng bị yếu đi không?
Hiện nay khá nhiều người vẫn giữ quan niệm lấy cao răng sẽ làm chân răng yếu đi, mòn men răng. Các chuyên gia về răng hàm mặt đã khẳng định, đây là một trong những quan niệm sai lầm và không đúng. Ngược lại, lợi ích của lấy cao răng thường xuyên sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh lý về răng miệng.
- Bảo vệ chân răng: lấy cao răng định kỳ sẽ loại bỏ được hoàn toàn các vi khuẩn gây hại, giúp chân răng được khỏe mạnh
- Mang lại nụ cười tỏa sáng: những vết ố vàng không còn, hơi thở giảm bớt mùi hôi sẽ giúp hàm răng của bạn trông trắng sáng tự nhiên. Bạn sẽ tự tin trong giao tiếp, khoe nụ cười với hơi thở thơm mát.
- Ngăn ngừa tình trạng viêm nướu: các mảng bám không còn nơi để trú ẩn, bạn sẽ không còn lo lắng trước khả năng cao bị viêm nướu hoặc viêm nha chu. Tình trạng chảy máu chân răng cũng được hạn chế.
- Bạn không còn lo sợ bị hành hạ bởi lở miệng, viêm họng, viêm amidan, và các bệnh tim mạch.
Những điều cần tránh sau khi lấy cao răng
Sau khi cạo cao răng, men răng cũng như nướu chưa thực sự hồi phục như bình thường, chúng còn rất yếu nên dễ bị vi khuẩn và các tác động bên ngoài tấn công. Do vậy, bạn cần lưu ý những điều sau để không gây ảnh hưởng đến răng:
- Không ăn các thức ăn cứng, quá nóng hoặc quá lạnh bởi sẽ làm tổn hại cho men răng
- Tránh ăn các loại thực phẩm, thức uống có chất tạo màu và nhiều axit như trà, nước ngọt, cà phê, nước tương, socola, ...
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá vì răng dễ bị ám màu từ các chất độc hại của thuốc lá, dẫn đến răng dễ bị ố vàng.
- Hạn chế ăn đồ ăn dính hoặc quá mềm vì sẽ bám vào răng, khó vệ sinh. Nên ăn những loại được nấu loãng như ngũ cốc, cháo, nước ép trái cây, ...
- Phụ nữ nên hạn chế son môi hoặc chất tạo màu bởi chúng có thể dính vào răng.
Các biện pháp phòng ngừa hình thành vôi răng
- Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ và sử dụng kem đánh răng có flour. Đây là bước chăm sóc răng quan trọng nhất mà bạn không nên xem nhẹ. Hãy nhẹ nhàng làm sạch tất cả các mặt răng, đặc biệt mặt kẽ giữa 2 răng, cổ răng giáp bờ lợi. Không nên chải răng theo chiều ngang mà phải xoay tròn để làm sạch mảng bám ở vùng kẽ.
- Duy trì thói quen đánh răng 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Đối với người sử dụng răng giả thì nên sử dụng bàn chải đặc biệt để ngăn chặn mảng bám trên răng và kích thích lợi.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám của vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở vùng kẽ răng
- Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn nhiều đường và tinh bột.
- Tránh xa thuốc lá bởi đây là tác nhân khiến cho tình trạng vôi răng trở nên nặng hơn
- Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần vừa giúp điều trị triệt để vừa dự phòng bệnh.
Xem thêm:
- Cao răng dày đến mấy cũng tự bật ra từng mảng, hôi miệng cỡ nào cũng hết chỉ với 1 ngàn đồng
- 7 cách đánh bay cao răng tại nhà, rạng rỡ đón Tết với nụ cười xinh
- Lấy cao răng bằng máy siêu âm không đau, không ê buốt