Lắng nghe những cử động đầu tiên của thai nhi từ trong bụng mẹ

Không còn điều gì hạnh phúc hơn đối với người mẹ khi lần đầu tiên cảm nhận được sự chuyển động của một sinh linh bé bỏng nằm trong bụng mình. Lắng nghe những cử động đầu tiên của thai nhi là một trải nghiệm tuyệt vời và phải mất một quá trình khá dài thì mẹ mới có thể cảm nhận được những sự chuyển động ấy.

Lắng nghe những cử động đầu tiên của thai nhi từ trong bụng mẹ Lắng nghe những cử động đầu tiên của thai nhi từ trong bụng mẹ

1. Khi nào mẹ bắt đầu nhận ra dấu hiệu thai máy?

Thông thường, mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên của thai nhi từ tuần 15 đến 21. Thực ra thai nhi đã bắt đầu chuyển động từ tuần thứ 6 hoặc 7 và bạn có thể nhìn được qua hình ảnh siêu âm, tuy nhiên nhưng những cử động này vẫn còn quá yếu ớt nên bạn chưa nhận ra. Thai nhi càng cử động nhiều chứng tỏ bé đang phát triển bình thường còn nếu bé ít đạp, ít cử động thì đó có thể là dấu hiệu không lành. Vì thế việc cảm nhận được những chuyển động của thai nhi là vô cùng quan trọng để em biết được bé có phát triển bình thường không.

vicare.vn-lang-nghe-nhung-cu-dong-dau-tien-cua-thai-nhi-tu-trong-bung-me-body-1

Mẹ cảm nhận những chuyển động của bé

Thông thường, các bà mẹ sinh con thứ có thể nhận ra những chuyển động nhẹ đầu tiên sớm hơn những người mới làm mẹ lần đầu. Lúc mới đầu, mẹ có thể sẽ bị nhầm lẫn giữa hiện tượng thai máy và cảm giác sôi bụng do đói. Những phụ nữ gầy thường có xu hướng cảm nhận thai máy sớm và rõ hơn so với phụ nữ mập.

2. Những chuyển động đầu tiên sẽ như thế nào?

Các bà mẹ có rất nhiều sự miêu tả thú vị về hiện tượng thai máy này. Một số người thậm chí còn miêu tả cảm giác này giống như bắp rang nổ, cá quẫy hay bươm bướm đập cánh ở bên trong bụng mình. Ban đầu, mẹ sẽ nghĩ những cảm giác này là do mẹ bị đầy hơi hoặc đói bụng. Nhưng nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên và rõ rệt hơn thì mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng là em bé đang cử động ở bên trong bụng của mình. Bạn thậm chí có thể cảm thấy rõ ràng lúc nào em bé máy và lúc nào đang ngồi hoặc nằm yên.

Thai nhi khi lớn dần hơn sẽ bắt đầu ngọ nguậy, duỗi tay và chân. Thêm một lý do nữa khiến cho bé cử động đó là do cơ thể lớn dần và bé bắt đầu cảm thấy chật chội, muốn tìm một tư thế khác để thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, thai nhi cũng có thể phản ứng khi thấy có những tác động từ phía bên ngoài. Thậm chí, thai nhi có thể nghe được những âm thanh từ cuộc nói chuyện của bố mẹ và hướng đầu về phía phát ra âm thanh, hoặc có phản ứng khi thấy ai đó chạm vào bụng mẹ, như bố ôm mẹ chẳng hạn.

vicare.vn-lang-nghe-nhung-cu-dong-dau-tien-cua-thai-nhi-tu-trong-bung-me-body-2

3. Khi nào nên lo lắng về những cử động của bé?

Mặc dù bé vẫn đang chuyển động hàng ngày, hàng giờ nhưng chúng vẫn chưa đủ mạnh để bạn có thể cảm thấy một cách rõ rệt. Vào giai đoạn giữa của thai kỳ, bạn bắt đầu có thể cảm nhận một cách thường xuyên hơn những cú quẫy hay đạp mạnh hơn của bé. Nếu thấy đã vào giai đoạn này rồi mà bạn vẫn chưa cảm nhận được những cử động đầu tiên của thai nhi hoặc bé có cử động nhưng cử động rất ít và nhẹ thì mẹ nên đến gặp bác sỹ để kiểm tra tình hình của thai nhi. Đối với những bé ít cử động, bác sỹ sẽ phải áp dụng chế độ theo dõi chặt chẽ, thậm chí, mẹ bầu cũng được yêu cầu là đếm số lần cử động của thai nhi trong một ngày cũng như mức độ cử động của bé.

Thường vào cuối kỳ tam cá nguyệt thứ 2, bé sẽ đạp nhiều và mạnh hơn trước. Đến những tháng thai kỳ cuối cùng, mẹ thậm chí sẽ cảm nhận được là thai nhi sẽ đạp trong bụng mẹ khoảng 30 lần mỗi giờ. Nếu bé đạp ít hơn, mẹ nhớ đi khám bác sỹ để kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như phát triển của bé yêu nhà mình nhé.