Làm thế nào khi trẻ sinh non bị vàng da?
Trẻ sinh non bị vàng da có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hầu hết các trẻ đều bị vàng da do sinh lý, tuy nhiên sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Vàng da bởi bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng.
Làm thế nào khi trẻ sinh non bị vàng da?
Trẻ sinh non bị vàng da có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hầu hết các trẻ đều bị vàng da do sinh lý, tuy nhiên sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Vàng da bởi bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng như co giật, hôn mê vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý và phát hiện ra bệnh kịp thời.
Cách phát hiện bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Để biết được bệnh vàng da ở trẻ thì các mẹ cần cho bé ra ánh sáng. Trẻ sinh non bị vàng da có hai loại.
Vàng da sinh lý: Đây là việc trẻ bị vàng da khi được 1 - 7 ngày tuổi, bé vẫn ăn ngủ bình thường sau một thời gian hiện tượng này sẽ hết. Nó không nguy hiểm nên không cần điều trị.
Vàng da bệnh lý (đặc biệt thường gặp ở trẻ sinh non): Trẻ có hiện tượng bị vàng da từ đầu tới chân ngay từ khi lọt lòng. Nếu như không được điều trị hợp lý, bé sẽ bị nhiễm độc thần kinh, hôn mê, co giật hoặc gây tử vong.
Phát hiện trẻ bị vàng da
Sau khi sinh khoảng 1 - 2 ngày mẹ nên quan sát màu da của con trên toàn thân tại nơi có ánh sáng.
Các mẹ cũng có thể dùng ngón tay ấn nhẹ vào trán, mũi hay cơ thể của bé, nếu như thấy vùng da có màu vàng đậm mà không trắng như các bé khác thì cần cảnh giác.
Quan sát con, nhất là khi trẻ có những biểu hiện bất thường như khóc, quấy, ngủ nhiều, ít bú, nước tiểu ít và trong.
Để biết được bệnh trẻ sinh non bị vàng da rất khó, vì thế phải để đèn rọi nhằm giúp loại bỏ nhanh chất độc bên trong cơ thể của trẻ. Nếu như bị nặng phải thay máu, làm xét nghiệm để tìm độc chất Bilirubin. Ngoài ra cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh theo như hướng dẫn của bác sĩ.
Những điều cần biết về các triệu chứng vàng da
Đây là một trong những triệu chứng chúng ta thường thấy ở trẻ sơ sinh, nó xảy ra ở 9% của số trẻ đủ tháng tuổi. Đối với trẻ sinh non bị vàng da thì tỉ lệ này là 30%. Khi bé bị vàng da sinh lý thì nó không nguy hiểm, nó sẽ mất đi trong thời gian ngắn, tuy nhiên vàng da bệnh lý có thể gây tử vong gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh vàng da vì sao?
Hầu hết các trẻ sơ sinh đều có những hiện tượng này trong 1 tuần sau khi ra đời. Đây là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường, nó xảy ra do những hồng cầu của thai nhi bị phá hủy và thay vào đó bằng hầu cầu trưởng thành.
Nếu như hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn Bilirubin (Chất sắc tố màu vàng) được phóng thích vào trong màu, khiến cho bé bị vàng da.
Vàng da gây nguy hiểm cho trẻ
Thông thường khi bé bị vàng da sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày khi mà các chất Bilirubin được đào thải hết thông qua nước tiểu hoặc phân.
Tuy nhiên một số trường hợp chất Bilirunbin tăng quá cao và thấm vào não làm trẻ bị vàng da nặng. Tình trạng này có thể gây hôn mê, co giật hoặc dẫn đến tử vong...
Việc trẻ bị vàng da rất dễ nhận biết bằng chính mắt thường khi mà nó đủ ánh sáng. Chính bởi vì như thế mà hàng ngày mẹ nên chú ý quan sát màu da của con tại nơi có ánh sáng.
Vàng da sẽ được chia thành hai mức độ khác nhau:
Đối với trường hợp nhẹ: Bé có hiện tượng hơi vàng da ở phần mặt, thân; trẻ vẫn bú tốt ở thời điểm này.
Đối với trường hợp nặng: Bé có da vàng sậm, lan xuống cả chân và tay, bé bú kém, vàng da xuất hiện sớm trong vòng 1 tới 2 ngày sau sinh. Trẻ sinh non bị vàng da nặng bởi nhiễm trùng, sinh ngạt.
Cách khắc phục khi bé bị vàng da
Những trường hợp nhẹ bạn có thể cho con tắm nắng, đặt con ở gần cửa sổ nơi có ánh sáng mặt trời sáng sớm khoảng 8 - 8h30.
Các mẹ cũng có thể cho con bú nhiều lần trong ngày, bởi trong sữa mẹ có chứa các thành phần giúp đào thải nhanh chất Bilirubin thông qua đường tiêu hóa. Nên chú ý quá trình, diễn tiến của chứng vàng da trong khoảng 1 tuần.
Trẻ bị vàng da nặng, đặc biệt đối với trẻ sinh non bị vàng da cần được nhập viện để theo dõi, điều trị bằng một trong các phương pháp:
Thay máu: Lấy đi chất Bilirubin ra khỏi cơ thể của trẻ một cách nhanh chóng.
Sử dụng ánh sáng đèn: Điều này giúp cho Bilirubin trở thành chất không độc và sẽ được đào thải nhanh chóng ra khỏi cơ thể của bé qua đường tiêu hóa.
Trên đây là những điều mà các mẹ cần biết về triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là các trẻ sinh non bị vàng da để kịp thời điều trị tránh biến chứng khó lường.