Làm thế nào để xoa dịu cơn cảm lạnh và cảm cúm của con bạn
Chảy nước mũi là dấu hiệu đầu tiên thường thấy của việc cảm lạnh và những dòng chảy phiền toái này có thể tiếp diễn trong 2 tuần. Chất nhầy trong mũi thường bắt đầu rõ ràng, chuyển sang màu vàng và đục sau vài ngày. Cảm cúm cũng có thể gây ra việc chảy nước mũi nhưng không thường xuyên.
Làm thế nào để xoa dịu cơn cảm lạnh và cảm cúm của con bạn
Hãy cùng học cách làm xoa dịu cơn cảm lạnh và cảm cúm của con bạn.
Làm thông mũi bị tắc
Một chiếc máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc một vòi hoa sen hơi nước thực sự có tác dụng khi con bạn cảm thấy ngạt mũi. Bạn cũng có thể hâm nóng ít súp gà. Nghiên cứu chỉ ra rằng phương thuốc của người mẹ này có thể giúp hết ngạt mũi. Nếu bạn nghĩ rằng con của bạn phải cần đến thuốc để làm thông thoáng chiếc mũi bị tắc thì hãy nói chuyện với bác sĩ.
Biết khi cơn ho nào cần sự chăm sóc hơn thường lệ
Ho là điều bình thường khi mà có vật gì đó làm họng và phổi bạn khó chịu. Nó thường có những triệu chứng riêng. Chẳng may nó khiến con bạn tỉnh giấc suốt đêm, làm cô ấy cảm thấy khó thở, hay nó thực sự làm phiền con bạn thì tốt nhất là để nó yên. Máy giữ độ ẩm không khí, bình bơm hơi và hơi nước có thể giúp đỡ. Cho trẻ em trên một tuổi một muỗng cà phê mật ong khi bị ho. Nếu bạn nghĩ rằng con mình cần thuốc ho, hãy trao đổi với bác sĩ.
Hắt hơi và thở khò khè
Lắng nghe hơi thở của con để tìm ra cách để giúp chúng thấy tốt hơn. Hắt hơi là một dấu hiệu của cảm lạnh hoặc cảm cúm. Âm thanh huýt sáo giống như thở khò khè. Chúng có thể là một triệu chứng của bệnh hen suyễn hoặc cảm lạnh vùng ngực. Nếu bạn nhận thấy tiếng thở khò khè, cố gắng để thở, nói chuyện khó khăn hoặc bất thường thở gấp thì hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Xoa dịu cơn đau họng
Một lí do của việc đau họng là do chất nhầy khó chịu chảy xuống phía sau cổ họng con bạn. Biện pháp khắc phục để con bạn cảm thấy tốt nhất đó là dùng nước lạnh hoặc ấm. Kem que là một lựa chọn yêu thích. Hoặc bạn có thể yêu cầu trẻ súc miệng bằng nước muối. Trẻ em trên 5 tuổi có thể ngậm kẹo cứng và làm họng bớt đau.
Điều trị đau và nhức mỏi
Cảm lạnh và cảm cúm có thể làm con bạn cảm thấy đau đầu và nhức mỏi cơ thể. Cảm cúm thực sự có thể làm trẻ cảm thấy đau đớn khắp người. Để giảm đau, hãy cho trẻ hơn 6 tháng tuổi sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen. Hãy hỏi bác sĩ đúng liều lượng cho lứa tuổi và kích thước của con bạn. Không dùng aspirin cho con bạn, kể cả là aspirin của trẻ nhỏ - trừ khi bác sĩ cho phép.
Đau tai hoặc nhiễm trùng tai
Khi chất lỏng từ cơn cảm lạnh hoặc cảm cúm tích tụ lại, nó có thể gây ra đau tai nhẹ. Che tai của trẻ bằng khăn ấm và ẩm có thể làm dịu cơn đau. Hoặc thử ibuprofen hay acetaminophen. Đến gặp bác sĩ khi:
- Cơn sốt
- Đau đớn
- Mất nước
Hoặc nếu con bạn nhỏ hơn 2 tuổi bị đau tai, nhiễm trùng tai có thể cần đến thuốc kháng sinh.
An ủi và chăm sóc khi bị sốt
Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn bị sốt trên 40 độ C hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi hoặc chưa tiêm vắc-xin. Nếu trẻ sốt hơn 32 độ C thì đó có thể là cảm cúm. Acetaminophen và ibuprofen là tốt cho trẻ em - không được dùng aspirin. Mặc cho con bạn nhiều lớp mỏng và cho chúng thật nhiều nước để uống. Khi trẻ đang sốt, chúng có thể bị mất nước nhanh. Nếu con của bạn trông mệt mỏi hoặc bạn đang lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Giúp những đứa trẻ hiếu động có thời gian nghỉ ngơi
Con bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi vì cơ thể của chúng đã phải hoạt động chăm chỉ để chống lại sự nhiễm trùng. Đảm bảo con bạn luôn được nghỉ ngơi nhiều là một trong những cách tốt nhất để chúng luôn khỏe mạnh. Những hoạt động sáng tạo như đọc sách, giải câu đố hay làm đồ thủ công là những cách có thể giữ anh ấy luôn bận rộn. Một đứa trẻ bị ốm có thể có tính kiên nhẫn ngắn ngủi, vậy nên có thể làm mọi thứ trở nên đơn giản và không thấy phiền phức vì một mớ hỗn độn.
Uống từng ngụm nhỏ khi tiêu chảy và nôn mửa
Trẻ khi cảm cúm có thể bị tiêu chảy và nôn mửa và làm chúng mất nước nhanh. Hãy cho con bạn những giải pháp đặc biệt như Pedialyte, súp , nước lọc hoặc nước trái cây pha với nước. Bắt đầu bằng một vài muỗng cà phê cách nhau 5 phút. Khi trẻ có thể uống mà không bị nôn ra, hãy thử đưa ngụm lớn hơn. Nếu trẻ nôn ra nhiều hơn một lần, nếu chúng không đi tiểu nhiều như thường lệ hoặc nếu chúng có vẻ rất mệt mỏi, hãy gọi bác sĩ.
Chọn thuốc cẩn thận
Không sử dụng thuốc ho hay cảm cúm cho trẻ 4 tuổi trừ khi bác sĩ cho phép. Một số chuyên gia nói rằng bạn không nên sử dụng thuốc đó cho trẻ dưới 6 tuổi. Chúng không được cho phép để sử dụng và có thể gây ra tác dụng phụ. Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mà tốt cho con của bạn. Chọn một loại thuốc mà điều trị cho các triệu chứng con bạn có. Hãy chắc chắn rằng không sử dụng hai loại thuốc có thành phần tương tự nhau. Điều này làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Hãy đảm bảo chắc chắn để đọc nhãn mác.
Theo WebMD