Làm thế nào để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm?

Nhiễm độc chì trong thực phẩm là một trong những quan ngại đáng báo động của cộng đồng. Ngộ độc chì sẽ làm tổn thương não, thận, hệ thần kinh, đặc biệt là đối với trẻ em đang phát triển. Vậy làm thế nào để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm?

Làm thế nào để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm? Làm thế nào để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm?

Nhiễm độc chì trong thực phẩm là một trong những quan ngại đáng báo động của cộng đồng. Ngộ độc chì sẽ làm tổn thương não, thận, hệ thần kinh, đặc biệt là đối với trẻ em đang phát triển. Vậy làm thế nào để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm?

Tại sao nhiễm độc chì?

Chì là một kim loại nặng, có độc tính cao đối với sức khỏe con người. Chì có thể đến từ không khí, môi trường, do tiếp xúc với thực phẩm, đồ dùng chứa chì hay mỹ phẩm...., chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta do sử dụng thực phẩm có chứa chì, tiếp xúc với nguồn nước, đất bị nhiễm chì...

Cùng hàm lượng chì hấp thụ vào cơ thể nhưng trẻ em sẽ hấp thụ chì vào máu nhiều hơn người lớn 4 - 5 lần. Sau khi hấp thụ, chì sẽ tác động gây lên một số rối loạn cơ thể, về lâu dài chì sẽ tập trung chủ yếu ở xương. Chì đào thải rất chậm và tồn tại trong xương nhiều năm. Tuy nhiên, chì tích lũy trong xương còn có thể đi vào máu trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe em bé sau này.

Hậu quả mà nhiễm độc chì gây ra rất lớn. Thống kê của WHO cho thấy khoảng 600.000 các ca chậm phát triển hàng năm ở trẻ em do nhiễm độc chì. Chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển.

Những loại thực phẩm được cho là có nguy cơ nhiễm chì cao nhất là: rau muống, các loại ốc, ngao, hến...

vicare.vn-lam-nao-de-tranh-nhiem-doc-chi-trong-thuc-pham-body-1
Các loại ốc, ngao, hến... là thực phẩm có nguy cơ nhiễm chì cao

Làm thế nào để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm?

Việc đầu tiên để tránh nhiễm độc chì trong thực phẩm đó là thận trọng trong việc sử dụng các thực phẩm có nghi ngờ nhiễm chì, hạn chế tiếp xúc với chúng. Ngoài ra dinh dưỡng và thực phẩm cũng giúp bảo vệ chúng ta trước nguy cơ nhiễm độc chì.

  • Sử dụng các thực phẩm giàu canxi và sắt: Chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể bạn. Tuy nhiên, một số chất có thể bảo vệ bạn trước hàm lượng chì trong thực phẩm là canxi và sắt. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: các loại hạt, sữa chua, đậu phụ, một số loại rau như cải xoăn, rau bina, hay bông cải xanh... Các thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, đậu hà lan, nho khô, ngũ cốc.. Ngoài ra, sữa mẹ cũng là thực phẩm rất tốt giúp đào thải lượng chì ra ngoài cơ thể của bé.
vicare.vn-lam-nao-de-tranh-nhiem-doc-chi-trong-thuc-pham-body-2
  • Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn: Vitamin rất hữu ích trong việc tránh nhiễm chì từ thực phẩm vì nó kích thích hấp thu canxi và sắt trong cơ thể. Các thực phẩm chứa nhiều viatmin C như: dâu tây, kiwi, xoài, cà chua. ớt chuông, bông cải xanh, cải bắp, khoai lang...
  • Rửa sạch các thực phẩm trước khi sử dụng: môi trường đất bị ô nhiễm và có nguy cơ nhiễm chì rất cao. Đặc biệt là khu vực gần các khu công nghiệp. Do vậy, các thực phẩm tươi nên được rửa sạch trước khi ăn. Ngâm thực phẩm trong nước 30 phút trước khi sử dụng cũng giúp loại bỏ lượng chì trong thực phẩm.

Bạn cũng nên chú ý vào đồ đựng thực phẩm mà bạn hay dùng, hạn chế sử dụng đồ hộp... để tránh nhiễm chì.

Xem thêm:

  • Khái quát thông tin nhiễm độc chì bạn cần biết
  • Thói quen dùng son màu đỏ đậm khiến nữ MC bị nhiễm độc chì
  • Triệu chứng và cách xử lý khi bị nhiễm độc chì từ son môi