Làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không và cách điều trị

Nước giúp điều hòa cơ thể, tái tạo năng lượng, mang đến một làn da khỏe mạnh cho mỗi chúng ta. Làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không? Cần lưu ý những gì để bổ sung nước phù hợp cho cơ thể? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không và cách điều trị Làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không và cách điều trị

Nước giúp điều hòa cơ thể, tái tạo năng lượng, mang đến một làn da khỏe mạnh cho mỗi chúng ta. Làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không? Cần lưu ý những gì để bổ sung nước phù hợp cho cơ thể? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Bạn cần uống bao nhiêu ly nước mỗi ngày?

Mọi người có thể đã từng nghe về quy tắc uống 8 ly nước mỗi ngày sẽ bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này không đúng với mọi trường hợp.

Seth Smith, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Florida cho biết, trẻ em và người lớn tuổi cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường để tránh mất nước. Những người sử dụng thuốc, có tiền sử bệnh tim hoặc bị virus tấn công cũng thuộc nhóm này. Nếu làm việc quá sức trong môi trường nóng, không khí ẩm ướt, bạn sẽ dễ bị mất nước.

Nói chung, cơ thể người nặng 68kg chứa khoảng 5 lít nước. Mọi người có thể mất đi 2 lít nước trong con số này thông qua mồ hôi khi hoạt động cường độ cao. Để ngăn ngừa mất nước, cơ thể cần được bổ sung chất lỏng càng sớm càng tốt.

Cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này là lắng nghe cơ thể và uống nước khi bạn thấy khát. Bạn cũng nên bổ sung nước trước và sau khi tiến hành bất kì hoạt động thể chất nào. Duy trì chế độ ăn chứa nhiều hoa quả rau củ cũng là cách hiệu quả để bổ sung lượng chất lỏng mất đi.

vicare.vn-lam-nao-de-nhan-biet-ban-co-bi-mat-nuoc-hay-khong-va-cach-dieu-tri-body-1

Những dấu hiệu cơ thể bị mất nước

Tình trạng mất nước cơ thể thường gặp ở rất nhiều người, do thói quen không uống nước, hoặc lựa chọn bổ sung nước không hợp lý với những loại đồ uống có gas. Dưới đây là một số dấu hiệu mất nước cơ thể mà bạn cần lưu ý:

  • Khô miệng: Nếu bên trong miệng của chúng ta bị khô và lưỡi có cảm giác thô ráp như giấy nhám thì đó là dấu hiệu bạn đang bị mất nước nghiêm trọng.
  • Cảm giác buồn ngủ liên tục: Mất nước ảnh hưởng đến não bộ nhiều nhất. Nó làm tăng sự mệt mỏi và làm bạn buồn ngủ. Khi điều đó xảy ra, đừng đi ngủ mà hãy uống một ít nước, để bổ sung hydrate một cách nhanh chóng.
  • Ảo giác: là một triệu chứng mất nước nghiêm trọng và rất nguy hiểm. Nếu thấy ai đó đang lầm bầm hoặc nói những câu kỳ quặc, hãy cho họ uống nước ngay lập tức!
  • Nhức đầu là một dấu hiệu khác của mất nước. Nhưng vì nó cũng là dấu hiệu ngộ độc nước, hãy chú ý đến lượng nước bạn uống trong khoảng vài giờ để biết chính xác nguyên nhân.
  • Chuột rút: Co thắt cơ là một dấu hiệu của mất nước vì nó dẫn đến sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể của bạn. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn nó với chứng chuột rút sau khi tập thể dục.
  • Không đổ mồ hôi: Nếu bạn ngừng ra mồ hôi ngay cả khi vừa có bài tập thể chất nặng thì bạn cần phải bổ sung nước ngay vì đây là một dấu hiệu nghiêm trọng của mất nước.
  • Nước tiểu màu vàng đậm: Đi tiểu bị đau và nóng rát cùng với màu nước tiểu có màu vàng đậm, bạn cần phải bổ sung nước nhanh vì đây là dấu hiệu của sự mất nước ở mức vừa phải đến nặng. Trên thực tế, khi bạn bị mất nước nghiêm trọng, tần số tiểu tiện tự nhiên của bạn đột nhiên giảm xuống hay thậm chí không có trong một ngày.
  • Da khô: Nếu da của bạn mất đi sự tự nhiên và thay vào đó là da nhăn nheo thì bạn chắc chắn bị mất nước.
  • Nếu đôi mắt của bạn đột nhiên bị mờ, đó là một dấu hiệu mất nước. Tuy nhiên, thị lực giảm cũng là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp. Nhận biết đúng dấu hiệu sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn.
vicare.vn-lam-nao-de-nhan-biet-ban-co-bi-mat-nuoc-hay-khong-va-cach-dieu-tri-body-2

Chăm sóc cơ thể bị thiếu nước như thế nào?

Tất nhiên, để bù đắp cho sự mất mát chất lỏng trong cơ thể, bạn cần phải uống nhiều nước, ví dụ như nước lọc, nước trái cây..... nhưng bạn nên tránh thức uống chứa caffeine và có gas.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mất nước không nên cho trẻ uống nước lọc nhiều vì có thể làm rối loạn nồng độ các chất điện giải trong cơ thể bé. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên cho trẻ uống một loại dung dịch để bù nước có chứa thành phần cân bằng các chất điện giải như kali, natri, clo và đường để khôi phục lại lượng dịch mất cho các bé một cách an toàn.

Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, bạn cần phải đi đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để có hướng giải quyết thích hợp. Bác sĩ sẽ có thể cho bạn dùng thêm thuốc chống tiêu chảy, chống sốt hoặc chống nôn.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi làm thế nào để nhận biết bạn có bị mất nước hay không và một số lưu ý để bổ sung nước cho cơ thể. Hãy lắng nghe cơ thể mình hơn để có một cuộc sống khỏe hơn, lành mạnh hơn.

Xem thêm:

  • 10 nguy cơ cảnh báo cơ thể đang thiếu nước
  • Vì sao uống bia, nước ngọt làm cơ thể thiếu nước?
  • Ly nước đầu tiên sau khi ngủ dậy: Uống nhầm những loại này cẩn thận "tiền mất tật mang"!