Làm thế nào để ngừng chảy máu cam ở trẻ?

Khi chúng ta còn nhỏ, đôi khi chúng ta có thể bị chảy máu cam. Con bạn cũng có thể như vậy. Vì thế đừng quá bối rối khi thấy bé chảy máu cam. Chúng ta có nhiều phương pháp để cầm máu cho bé Đầu tiên, hãy bình tĩnh và trấn an bé. Chảy máu cam rất phổ biến và hiếm khi gây nguy hiểm. Bế bé vào lòng và nghiêng về phía trước một chút. Dùng khăn giấy hoặc khăn sạch, mềm, nhẹ nhàn...

Làm thế nào để ngừng chảy máu cam ở trẻ? Làm thế nào để ngừng chảy máu cam ở trẻ?

Khi chúng ta còn nhỏ, đôi khi chúng ta có thể bị chảy máu cam. Con bạn cũng có thể như vậy. Vì thế đừng quá bối rối khi thấy bé chảy máu cam. Chúng ta có nhiều phương pháp để cầm máu cho bé

chảy máu cam ở trẻ

Đầu tiên, hãy bình tĩnh và trấn an bé. Chảy máu cam rất phổ biến và hiếm khi gây nguy hiểm.

Bế bé vào lòng và nghiêng về phía trước một chút. Dùng khăn giấy hoặc khăn sạch, mềm, nhẹ nhàng đút vào mũi bé. Cứ để nguyên như vậy trong khoảng 10 phút. (Không nên lật bé lại để xem máu đã ngừng chảy chưa.)

Trong thời gian này, bạn có thể đánh lạc hướng bé bằng cách hát cho bé nghe, cùng bé xem một cuốn sách, hoặc một video (tùy thuộc vào độ tuổi).

Sau mười phút, xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu vẫn chưa, để thêm mười phút nữa. (Nếu bé khó chịu vì bị bịt mũi, mà chỉ 1 bên mũi chảy máu thì chỉ cần nhét giấy vào bên chảy máu.)

Bạn cũng có thể đặt một miếng gạc lạnh trên sống mũi. Nếu vẫn không hiệu quả hãy gọi cho bác sĩ.

Hai lời khuyên quan trọng:

- Đừng nghiêng đầu hoặc để bé nằm xuống. Máu sẽ chảy xuống cổ họng thậm chí có thể khiến bé bị nôn mửa.

- Không dùng bông đút vào mũi trong hoặc sau khi bị chảy máu cam. Máu có thể chảy lại nếu bạn bỏ bông và phá vỡ các cục máu đông đã hình thành.

Bác sĩ sẽ làm gì nếu tôi không thể ngăn chảy máu cam ở trẻ?

chảy máu cam ở trẻ
Bác sĩ điều trị chảy máu cam cho trẻ

Các bác sĩ sẽ dùng đèn chuyên dụng soi vào mũi để kiểm tra máu chảy từ chỗ nào. Họ sẽ đặt nitrat bạc ngay tại chỗ chảy máu, sử dụng thuốc nhỏ mũi co lại các mạch máu, hoặc đặt bông tẩm thuốc bên trong mũi của bé. Nếu máu chảy nhiều, các bác sĩ có thể phải nút mũi của bé bằng gạc, nhưng điều này hiếm khi xảy ra.

Nếu em bé bị đánh vào đầu hoặc mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn và đặc biệt lưu ý các chấn thương cũng như bất kỳ chỗ sưng nào. Bác sĩ làm như vậy để đảm bảo rằng bé không bị vỡ mũi hay bị gãy xương sọ.

Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ?

Mũi có nhiều mạch máu nhỏ rất dễ chảy máu - đặc biệt là khi khô hoặc bị tấy lên

Nguyên nhân thường gặp của chảy máu cam bao gồm cảm lạnh, dị ứng và nhiễm trùng xoang; độ ẩm thấp; và chấn thương (như cạy mũi, dị vật trong mũi, hoặc bị đánh vào mũi). Đôi khi vấn đề liên quan đến giải phẫu (như cấu trúc hoặc sự phát triển bất thường của mũi) có thể gây chảy máu, như thể một số loại thuốc.

Chảy máu cam thường xuyên có cần phải lo lắng?

Thường là không cần lo lắng. Trẻ em thường bị chảy máu cam, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, khi không khí khô và nhiễm trùng phổ biến. Bạn thậm chí có thể nhìn thấy máu khô trên giường bé vào buổi sáng ban đêm bị chảy máu mũi. Trong nhiều trường hợp không có gì phải lo lắng.

Có trường hợp bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ về chảy máu cam. Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

- Bé bị chảy máu mũi sau một cú đánh vào đầu hoặc mũi hay sau khi bị ngã.

- Bạn thấy bé bị mất rất nhiều máu. Chảy máu cam thường trông rất khủng khiếp, nếu bạn quá cẩn thận hãy nói chuyện với bác sĩ.

Khi bé vừa bắt đầu dùng loại thuốc mới thì bắt đầu bị chảy máu cam

- Bé thường xuyên chảy máu cam và bị nghẹt mũi kinh niên

- Bé chảy máu cam và dễ bị bầm tím hoặc chảy máu ở nhũng chỗ khác, như nướu răng

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ?

chảy máu cam ở trẻ

Nếu không khí trong nhà bạn khô, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng bé vào ban đêm. Ngăn bé không cho bất cứ vật gì vào mũi, và nếu bé có thói quen cho ngón tay vào mũi, thường xuyên cắt tỉa móng tay cho bé để ít có khả năng làm tổn thương niêm mạc mũi.

Nói chuyện với bác sĩ về phương pháp điều trị dị ứng thích hợp nếu bạn nghĩ rằng chúng góp phần gây ra vấn đề. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng nước muối nhỏ mũi để giữ mũi bé ẩm.

Nguồn: Babycenter