Làm thế nào để mùa đông bé không bị cước?

Mùa đông đến, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể bị cước ngón tay, ngón chân, khiến chúng bị phù nề, đau nhức và khó chịu. Nếu cha mẹ không chú ý, trẻ sẽ bị khó chịu và quấy khóc hơn.Vậy những điều cần biết để giúp trẻ tránh bị cước là gì? Hãy tìm hiểu cùng HoiBenh qua bài viết này nhé!

Làm thế nào để mùa đông bé không bị cước? Làm thế nào để mùa đông bé không bị cước?

Mùa đông đến, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể bị cước ngón tay, ngón chân, khiến chúng bị phù nề, đau nhức và khó chịu. Nếu cha mẹ không chú ý, trẻ sẽ bị khó chịu và quấy khóc hơn.Vậy những điều cần biết để giúp trẻ tránh bị cước là gì? Hãy tìm hiểu cùng HoiBenh qua bài viết này nhé!

Nguyên nhân của bệnh cước

Cước là một chấn thương ngoài da, thường gặp ở vùng da tay, chân hoặc vành tai. Nguyên nhân chủ yếu gây cước tay, cước chân là do thời tiết lạnh, thân nhiệt của trẻ không ổn định và tự cân bằng được. Điều này khiến vùng da bên ngoài phải tiếp xúc với nhiệt độ thấp và luôn bị kích thích trong một thời gian dài. Lâu dần, các mạch máu sẽ bị co lại, tuần hoàn máu kém đi, máu không được cung cấp đầy đủ đến các bộ phận ở xa tim như chân, tay dẫn đến tê cứng, lạnh buốt.

Biểu hiện của bệnh cước

Biểu hiện của bệnh cước rõ nhất là khi trời lạnh. Lúc này các ngón chân, ngón tay thường bị đau nhức, sưng tấy lên và cảm giác bị buốt, ngứa ngáy khi được ủ ấm. Khi đó trẻ sẽ tìm cách gãi cho đỡ ngứa bằng cách chân tay cọ vào quần áo. Do trẻ không tự ý thức và tự kiểm soát được nên nếu gãi nhiều quá rất dễ gây trầy xước, da bị viêm nhiễm, cùng với nứt nẻ thì rất đau. Cước có nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt ở trẻ nhỏ lại hay gặp phải mức độ cước cấp tính. Mức độ này ở trẻ có đặc điểm nhanh khỏi hơn người lớn và không bị tái phát, nhưng cũng cần phải có kiến thức về phương pháp phòng tránh kịp thời cho trẻ.

vicare.vn-lam-the-nao-de-mua-dong-be-khong-bi-cuoc-1

Những trẻ nhỏ dễ bị cước vào mùa đông

- Trẻ có khả năng chịu được lạnh kém

- Trẻ có hệ tuần hoàn máu kém, hay bị lạnh chân tay

- Trẻ hay tiếp xúc với gió lạnh, đi tất ướt

Làm gì để bé không bị cước?

- Giữ ấm cho cơ thể: Theo các chuyên gia, đề phòng trẻ bị cước tay chân ở mùa lạnh, nên giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, nhất là các bộ phận tay chân, mặt, tai. Đây được xem là điều quan trọng nhất vì cước xảy ra khi cơ thể bị lạnh, giữ ấm cơ thể nhằm tránh tình trạng để chân tay không có đồ bảo hộ ra giữa trời giá rét. Không những mặc quần áo ấm, trẻ phải được giữ ấm cả tay, chân, cổ, đầu, tai. Hạn chế cho trẻ ra ngoài nếu chưa đi tất, đeo khăn hay đội mũ.

Có 2 cách để làm ấm cơ thể cho trẻ:

  • Cách 1: Làm ấm nhanh bằng cách cho trẻ ngâm mình vào nước 40 – 42 độ C. Sau đó nhẹ nhàng xoa bóp chân tay cho trẻ, đưa thân nhiệt trở lại dạng bình thường. Sau khoảng 10 phút thì dừng lại, rồi lấy chăn bông quấn quanh người, rồi tiếp tục giữ nhiệt cho trẻ.


vicare.vn-lam-the-nao-de-mua-dong-be-khong-bi-cuoc-2

  • Cách 2: Làm ấm từ từ bằng cách đưa trẻ vào trong phòng ấm, cởi quần áo rồi dùng chăn dày bọc người bé lại. Sau đó, đặt một vài túi nước ấm (nhiệt độ nước không quá nóng) vào bên trong chăn và liên tục thay túi nước, khi trẻ đã tỉnh táo lại thì cho uống một ít nước đường hoặc sữa nóng...

- Chất liệu quần áo, khăn, mũ nên chú ý chọn loại vải bông mềm mại, không nên cho trẻ mặc loại chất liệu cứng, thô ráp, những chất liệu dễ gây kích ứng da như len, vải bổ, kaki. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ, dễ khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu. Không nên cho trẻ mặc đồ quá chật để tránh sự cọ xát, khiến cơn ngứa bị kích thích. Đặc biệt, tuyệt đối không để trẻ mặc quần áo, những đồ ẩm ướt, chưa khô.

- Giữ vệ sinh bàn tay, bàn chân: Hãy cho trẻ tắm, rửa tay chân bằng nước ấm mỗi ngày khi trời lạnh để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da. Không để trẻ đi chân đất hay nghịch quá bẩn trong thời tiết lạnh vì nếu chân tay sạch sẽ, sẽ hạn chế tình trạng nứt nẻ. Nên cho trẻ đi dép ấm trong nhà, đi giầy ấm khi ra ngoài trời lạnh.

- Bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất cho bé bằng các loại rau củ quả giàu vitamin và protein. Thực phẩm giàu chất béo hay gia vị cay nhẹ cũng sẽ giúp trẻ có cảm giác ấm áp hơn, lý do là bởi những loại thực phẩm này có tác dụng sản sinh nhiệt lượng cho cơ thể, chống lại cái rét của thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời, bổ sung thêm nước uống cho trẻ mỗi ngày. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, hải sản... hoặc những thức ăn mà trẻ dị ứng.

- Vận động ngoài trời cũng rất quan trọng để trẻ khỏe mạnh hơn, giúp chân tay trẻ không cảm thấy tê buốt, chống lại giá lạnh. Hãy khuyến khích trẻ đi lại do hoạt động thể chất có thể giúp làm ấm cơ thể, khởi động đầu ngón chân, ngón tay mỗi khi thấy tê buốt.


vicare.vn-lam-the-nao-de-mua-dong-be-khong-bi-cuoc-3

- Dùng kem dưỡng ẩm cho bé có tác dụng tản nhiệt ở những vùng nhạy gió, làm tay chân trẻ dễ chịu và được mềm mại hơn.

- Massage bàn chân, bàn tay cũng là một cách để giúp trẻ không bị cước vào mùa đông.

Hy vọng những cách làm giúp trẻ không bị cước chân tay trên sẽ giúp bé nhà bạn luôn khỏe mạnh trong mùa đông!