Làm thế nào để không bị rụng tóc khi mang thai?

Có thể bạn không biết có đến 75% các mẹ bầu mắc phải hiện tượng rụng tóc ở thời kỳ 1 đến 3 tháng đầu mang thai. Thủ phạm chính chính là lượng hormon progesterone cũng như estrogen tăng đột biến. Tuy nhiên thời kỳ rụng tóc khi mang thai sẽ kết thúc sau khi mẹ sinh em bé trong vòng 6 tháng và nó hoàn toàn không gây ra chứng hói đầu.

Làm thế nào để không bị rụng tóc khi mang thai? Làm thế nào để không bị rụng tóc khi mang thai?

Có thể bạn không biết có đến 75% các mẹ bầu mắc phải hiện tượng rụng tóc ở thời kỳ 1 đến 3 tháng đầu mang thai. Thủ phạm chính chính là lượng hormon progesterone cũng như estrogen tăng đột biến. Tuy nhiên thời kỳ rụng tóc khi mang thai sẽ kết thúc sau khi mẹ sinh em bé trong vòng 6 tháng và nó hoàn toàn không gây ra chứng hói đầu.

Nguyên nhân gây rụng tóc khi mang thai

Nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng rụng tóc khi mang thai chính là thiếu dinh dưỡng. Khi mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt và canxi thì không những tóc rụng mà da dẻ còn trở nên xanh xao, tóc xỉn mầu và yếu.

Sự thay đổi hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chán ăn, mọc lông, ốm nghén..Hơn thế nữa, mất cân bằng hoóc môn còn làm cho chị em xuống sắc khá nhiều trong 9 tháng mang thai.

Khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố, các bà mẹ sẽ rơi vào tình trạng stress kéo dài, khó ngủ, dẫn đến quá trình rụng tóc.
vicare.vn-lam-the-nao-de-khong-bi-rung-toc-khi-mang-thai-body-1

Làm tóc hay sử dụng hóa chất lên tóc cũng gây ra hiện tượng rụng tóc, vậy nên trong thời kì này nếu như không thể dưỡng tóc thường xuyên và chăm sóc tóc cẩn thận mỗi ngày thì mẹ bầu cũng tuyệt đối không làm tóc, sử dụng thuốc nhuộm tóc vì tất cả các hóa chất này đều thay đổi cấu trúc tóc, làm tóc rụng nhiều hơn.

Hiện tượng rụng tóc khi mang thai thường kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thừ 3 của thai kì, sau đó tóc sẽ không mọc lại thêm. Tóc sẽ chỉ mọc lại khi mẹ bầu sinh bé được 6 tháng, lúc này hoóc môn trong cơ thể đã lấy lại cân bằng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống không lành mạng, sử dụng hóa chất lên tóc hay uống nhiều các loại đồ uống kích thích thì thời gian hồi phục mái tóc có thể lên tới 1 năm sau khi sinh.

Làm thế nào để không bị rụng tóc khi mang thai?

Trước hết để biết chính xác tình trạng cơ thể thì các mẹ bầu nên đi khám sức khỏe tổng quát xem có thiếu hụt các chất như sắt và canxi hay không, nếu có hãy bổ xung theo lời khuyên của bác sĩ, có thẻ là uống Vitamin hoặc thay đổi chế độ ăn uống.

Cố gắng giảm tối đa stress căng thảng và lo lắng, thư giãn tuyệt đối khi cảm thấy áp lực, nếu không tình trạng rụng tóc khi mang thai này sẽ kéo dài.

Massage da đầu cũng là một cách để giảm rụng tóc khi mang thai. Bạn có thể massage nhẹ nhàng bằng những loại tinh dầu có dưỡng chất tốt cho tóc chiết xuất từ tự nhiên. Massage có khả năng kích thích sự mọc lại của tóc sau khi sinh, đồng thời làm cho chân tóc khỏe mạnh hơn.
vicare.vn-lam-the-nao-de-khong-bi-rung-toc-khi-mang-thai-body-2

Tóc vốn dĩ đã rất dễ gãy khi bị ướt, vì vậy nếu có thể sau khi gội đầu mẹ bầu nên lau tóc nhẹ nhàng chứ không nên dùng lược chải.

Khi trời lạnh, mẹ bầu dùng máy sấy tóc để tóc nhanh khô hơn, nhưng không nên sử dụng nút sấy nóng.

Tăng cường ăn, uống cải thiện thực đơn bằng các loại rau xanh, hoa quả tươi. Những loại hoa quả thực phẩm này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, mà còn tốt cho cả tóc và da.

Hạn chế buộc tóc quá chặt hay quá cao, tóc dễ bị gãy rụng.

Hạn chế tối đã việc làm tóc, thay đổi kiểu tóc và màu tóc để tóc khỏe.

Cuối cùng, để tránh hiện tượng rụng tóc khi mang thai, mẹ bầu nên chăm sóc tóc thật tốt ngay từ trước khi mang thai bé. Nếu được, hãy làm quen với mái tóc ngắn để 9 tháng mang thai được thoải mái và mát mẻ hơn.