Làm thế nào để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư?

Xạ trị ung thư là phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị căn bệnh hiểm nghèo này. Bác sĩ sẽ dựa vào loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh và thể trạng người bệnh để có phương pháp và liệu trình xạ trị phù hợp. Song, xạ trị vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn, vậy phải làm thế nào để hạn chế điều này?

Làm thế nào để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư? Làm thế nào để giảm tác dụng phụ khi xạ trị ung thư?

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả cao

vicare.vn-lam-nao-de-giam-tac-dung-phu-khi-xa-tri-ung-thu-body-1

Hiện nay có 3 phương pháp chính trong điều trị ung thư là: Xạ trị, hóa trị và phẫu thuật. Trong đó, xạ trị có thể áp dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp điều trị khác. Lúc này, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh, loại bệnh ung thư và thể trạng người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Xạ trị có thể điều trị phổ biến cho nhiều loại bệnh ung thư. Theo ước tính, bệnh nhân phải sử dụng xạ trị ung thư chiếm đến 50-60%. Hiện nay, xu hướng trong điều trị ung thư là cá thể hóa. Đây là cách tiếp cận mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Song, sử dụng phương pháp nào, cách thức, liều lượng như thế nào đều do bác sĩ chuyên ngành ung thư đưa ra phác đồ điều trị. Vì từng loại bệnh ung thư, từng giai đoạn ung thư đều không có 1 phương pháp chung để điều trị.

Làm gì để giảm tác dụng phụ không mong muốn của xạ trị ung thư

Các bác sĩ cho biết, phương pháp điều trị ung thư nào cũng đều có tác dụng phụ và xạ trị cũng vậy. Xạ trị là phương pháp sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng (tia X- Quang, tia Gama, chùm tia điện tử, proton) để phá hủy các tế bào ung thư.

Khi chiếu xạ trị bệnh, sẽ có những tác dụng phụ như sạm da, gây mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết,... Thực hiện xạ trị ở đâu thì ở đó sẽ có tác dụng phụ. Chẳng hạn, chiếu xạ vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miệng, loét miệng, chiếu xạ ở bụng sẽ làm rối loạn tiêu hóa,...

vicare.vn-lam-nao-de-giam-tac-dung-phu-khi-xa-tri-ung-thu-body-2

Thông thường, sau khi xạ trị xuất hiện tác dụng phụ nhưng sau đó sẽ giảm dần và khỏi. Nhưng, xạ trị để lại biến chứng rất lâu dài. Ví dụ khi xạ trị vào vùng họng sẽ có tác dụng phụ là gây xơ vùng cơ ở cổ họng. Điều này khiến người bệnh há miệng khó, hoặc tác dụng phụ làm teo niêm mạc miệng sẽ khiến người bệnh khó nuốt, khó ăn trong một thời gian rất dài.

Hiện nay, y học phát triển đã có nhiều cách làm giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư như:

Máy móc hiện đại sẽ làm giảm tác dụng phụ rất nhiều bằng cách đưa tia xạ vào sâu trong khối u.

  • Làm giảm tác dụng phụ không mong muốn của xạ trị ung thư thì vai trò của người thầy thuốc rất quan trọng. Họ cần hướng dẫn người bệnh trong quá trình xạ trị như: Bỏ các phụ kiện bằng kim loại ra để tránh hấp thụ nhiều tia xạ
  • Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc trúng đích các tế bào ung thư, đủ liều. Nếu cần có thể thực hiện xạ trị chia thành nhiều lần để tránh tổn thương tế bào lành.
  • Người bệnh nên tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ, ăn uống đảm bảo đầy đủ chất, không nên kiêng kỵ và cần tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ. Trong thời gian xạ trị ung thư, người bệnh rất mệt mỏi nên cần được ăn uống đủ chất, ăn được tất cả thực phẩm với tỷ lệ cân đối để có sức đề kháng với bệnh tật.

Như vậy, xạ trị ung thư là phương pháp điều trị quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh ung thư. Nhưng xạ trị cũng có tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần biết và có sự phối hợp đúng đắn với bác sĩ để có kết quả điều trị cao nhất.

Xem thêm:

  • Phương pháp cấy hạt phóng xạ điều trị ung thư tiền liệt tuyến
  • 10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ