Làm thế nào để con ngậm cả quầng vú khi bú?
Thực tế, khi mẹ cho bé bú không đúng cách thì cũng khiến núm vú mẹ bị đau, núm vú bị tổn thương còn bé thì lại không được bú sữa mẹ. Sữa mẹ nhiều, bé không bú được khiến vú bị cương và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, áp xe vú. Vậy làm thế nào để con ngậm cả quầng vú khi bú?
Làm thế nào để con ngậm cả quầng vú khi bú?
Thực tế, khi mẹ cho bé bú không đúng cách thì cũng khiến núm vú mẹ bị đau, núm vú bị tổn thương còn bé thì lại không được bú sữa mẹ. Sữa mẹ nhiều, bé không bú được khiến vú bị cương và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, áp xe vú. Vậy làm thế nào để con ngậm cả quầng vú?
Những lí do khiến mẹ bị tổn thương núm vú
Mẹ cho bé bú không đúng cách khiến núm vú mẹ bị tổn thương, cương sữa, tắc ống dẫn sữa, mẹ bị áp xe vú hay các bệnh ngoài da cũng là nguyên nhân khi vú mẹ bị đau.
Thêm vào đó do các con chỉ ngậm đầu vú, mẹ không có cách nào khiến con ngậm cả quầng vú nên đầu vú của mẹ dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra, những bé dính phanh lưỡi, bé khó di chuyển lưỡi khi bú cũng khiến vú mẹ dễ bị đau hơn. Bé nào mắc chứng vẹo cổ, khi bú bé không bú thoải mái được ở cả hai vú, bé ngậm bắt vú không đúng cách cũng là những nguyên nhân khiến mẹ bị tổn thương đầu vú.Phải làm sao để khiến con ngậm cả quầng vú?
Mẹ nên chọn tư thế đúng khi cho con bú và nên khuyến khích bé há rộng miệng, ngậm cả quầng vú khi bé bú mẹ. Nếu như những bé nào chỉ mút núm vú, mẹ nên tìm cách để con ngậm cả quầng vú như nhẹ nhàng cắt quãng cữ bú của trẻ bằng cách đặt một ngón tay sạch vào góc miệng bé hoặc mẹ có thể ấn nhẹ vào cằm bé để bé bú cả quầng vú. Mẹ hãy thay đổi tư thế khi cho bé bú để có thể dàn trải áp lực lên tất cả bầu vú mẹ.
Mẹ nên cho bé bú thường xuyên, tránh bé đói mà bú quá mạnh. Sau khi bé bú xong mẹ có thể dùng một ít sữa mẹ xoa lên bầu vú, thao tác này giúp mẹ có thể tránh được những tổn thương và nhiễm trùng vú. Tuy nhiên, với những mẹ bị nấm núm vú thì không nên thực hiện thao tác này. Mẹ hãy luôn giữ núm vú khô ráo để giữ vệ sinh cho cả bé và mẹ. Tuyệt đối không dùng xà phòng để vệ sinh núm vú.
Nếu bé cắn mẹ khi bú thì mẹ hãy điều chỉnh tư thế khi bú của trẻ, trẻ cần được bú ở tư thế thoải mái, miệng mở khi bú, như vậy trẻ sẽ không cắn mẹ. Khi bé cắn mẹ, bạn hãy đặt ngón tay sạch vào giữa núm vú và miệng bé và nói với bé là không được cắn mẹ. Hãy ngưng cữ bú của bé khi bé cắn, vài lần như vậy sẽ giúp trẻ không cắn mẹ nữa.Xử lý khi núm vú bị tổn thương
Ngoài việc giúp con ngậm cả quầng vú khi bú, những mẹ bị tổn thương núm vú do khi bú bé chỉ ngậm núm vú, mẹ nên bắt đầu cho bé bú bên núm vú không bị tổn thương. Mẹ có thể điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu núm vú tổn thương quá nặng. Khi mẹ bị đau núm vú, bé sẽ không được bú cạn bầu sữa mẹ, lúc này bạn nên dùng máy vắt sữa, vắt sạch sữa mẹ để vú không bị cương, dẫn đến tình trạng đau vú, càng gây khó khăn hơn trong quá trình cho bé bú.
Hy vọng với những hướng dẫn trên đây của HoiBenh, mẹ đã có thể giúp con ngậm cả quầng vú khi bú. Mẹ sẽ không gặp phải tình trạng núm vú bị đau, bị tổn thương khi bé bú không đúng cách. Chúc các mẹ thành công!