Làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát?

Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhất là với trẻ nhỏ. Dù không quá nguy hiểm và cách điều trị không quá phức tạp song bệnh viêm tai giữa lại rất dễ tái phát. Trong bài viết sau đây, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cách làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát lại ở trẻ nhỏ?

Làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát? Làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát?

Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhất là với trẻ nhỏ. Dù không quá nguy hiểm và cách điều trị không quá phức tạp song bệnh viêm tai giữa lại rất dễ tái phát. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cách làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát lại ở trẻ nhỏ?

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là hiện tượng khi niêm mạc tai giữa bị xung huyết và tạo thành mũ, thường xảy ra với trẻ nhờ từ 6 tháng tới 3 tuổi. Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ song chủ yếu là do bệnh lý về sốt virus, nhiễm virus hoặc do viêm mũi họng gây ra sau khi bị cúm. Thêm vào đó, do cấu tạo vòi nhĩ của trẻ em ngắn, khẩu kính lại lớn hơn so với người trưởng thành nên các chất kịch ở mũi họng và vi khuẩn (khi bị viêm mũi họng) rất dễ lan lên tai giữa.

Thông thường, khi bị bệnh viêm tai giữa, trẻ thường có triệu chứng đau tai, chảy mủ ở tai, sốt. Viêm tai giữa cấp thường được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Việc điều trị sẽ tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Điều đáng lo ngại nhất về căn bệnh này là viêm tai giữa mạn tính không chỉ thường tái phát mà còn có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

vicare.vn-lam-the-nao-de-benh-viem-tai-giua-khong-tai-phat-body-1

Làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát?

Trước hết là phải điều trị sớm và đúng cách ngay từ khi bệnh mới xuất hiện lần đầu để hạn chế nguy cơ bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần. Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết, cần điều trị nội khoa bằng cách dùng kháng sinh toàn thân kết hợp với thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc chống phù nề, thuốc chống viêm cũng như chú ý điều trị mũi họng. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn ứ mủ, các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ kết hợp với một số loại thuốc điều trị toàn thân khác.

Nếu bệnh viêm tai giữa đã đi qua 2 giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng ở trong tai giữa sẽ tự động phá vỡ phần mỏng nhất cua màng nhĩ rồi chảy ra ngoài theo ống tai ngoài, đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã bị thủng màng nhỉ. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc nhỏ và uống khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà thuốc dùng để nhỏ tai cũng khác nhau.

Trường hợp bị bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần mà dùng thuốc không có hiệu quả, bệnh nhân nên tới bệnh viện chuyên khoa khám và đề nghị can thiệp thủ thuật. Nếu yếu tố khiến viêm tai giữa tái phát là nhiễm khuẩn mũi họng thì cần phải điều trị triệt để. Tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và tiếp tục điều trị cho bệnh nhân theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh viêm tai giữa tái phát, cần hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm mũi họng hoặc mắc bệnh hô hấp để tránh lây lan sang tai, nhất là trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết lạnh giá.

vicare.vn-lam-the-nao-de-benh-viem-tai-giua-khong-tai-phat-body-2

Bên cạnh đó, cũng cần cẩn thận để tránh nước vào tai gây viêm nhiễm trong lúc tắm gọi. Với trẻ nhỏ, khi trẻ nôn trớ, tuyệt đối không đặt đầu trẻ nằm thấp để tránh chất nôn tràn vào tai giữa. Trường hợp trẻ bị viêm VA và viêm mũi họng, phải điều trị dứt điểm để bé không bị viêm tai giữa. Đặc biệt, cho trẻ bú sữa mẹ nhằm tận dụng nguồn kháng thể tự nhiên cũng là đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “Làm thế nào để bệnh viêm tai giữa không tái phát nhiều lần”.