Làm sao khi hắt xì hơi liên tục

Hắt xì hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể, diễn ra khi khi có tác nhân có hại xâm nhập vào niêm mạc họng. Tùy vào tình trạng cơ thể của từng người, mà thi thoảng có cơn hắt xì hoặc hắt xì liên tục. Vậy làm sao khi hắt xì hơi liên tục?

Làm sao khi hắt xì hơi liên tục Làm sao khi hắt xì hơi liên tục

Hắt xì hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể, diễn ra khi khi có tác nhân có hại xâm nhập vào niêm mạc họng. Việc kìm hãm hay ngăn chặn phản xạ hắt xì hơi là vô cùng khó, tùy vào tình trạng cơ thể của từng người, mà thi thoảng có cơn hắt xì hoặc hắt xì liên tục. Hắt hơi liên tục có phải là dấu hiệu bệnh gì? Làm sao khi hắt xì hơi liên tục? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây hắt xì hơi

Một cơ thể khỏe mạnh bình thường, thỉnh thoảng sẽ có cơn hắt xì 2 – 3 cái một lần, trường hợp cơ thể có dấu hiệu hắt xì trên 4 cái một lần hoặc hắt xì rất nhiều trong một thời gian ngắn thì đây không còn được xem là một phản xạ tự nhiên nữa. Hắt hơi liên tục là dấu hiệu bệnh gì?

Hắt xì hơi liên tục có thể được xem là dấu hiệu cơ thể đang mắc các bệnh lý về tai mũi họng, nguyên nhân dẫn đến các cơn hắt xì hơi liên tục có thể được xem xét sau đây:

Dị ứng theo mùa

Nhiều người bị mẫn cảm với các yếu tố bên ngoài môi trường. Vào mùa đông, độ ẩm không khí tăng cao làm tăng nấm mốc và bụi bẩn. Nhiều người bị dị ứng theo mùa nên hắt hơi trong một thời gian dài. Một số người dị ứng với các tác nhân bên trong nhà, nhưng một số người khác lại mẫn cảm với những yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân phổ biến nhất trong mùa đông là ẩm ướt làm tăng nấm mốc và bụi ẩm, dễ gây hắt hơi liên tục, tắc, chảy nước mũi, ngứa cổ họng,..triệu chứng sẽ nguy hiểm hơn với người có tiền sử hen suyễn.

Cảm lạnh

Cảm lạnh có thể xảy ra vào bất kỳ mùa nào trong năm, hắt xì hơi liên tục là một trong những triệu chứng hàng đầu của cảm lạnh. Ngoài ra, polyp ở mũi cũng có thể gây hắt xì liên tục.

Dị ứng với vật nuôi

Dị ứng với lông vật nuôi như chó mèo hay dị ứng với hương nước hoa mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây hắt xì hơi liên tục. Dị ứng không chỉ xảy ra với trẻ nhỏ mà còn với cả người lớn, đầu tiên là hắt xì, sau đó là bắt đầu của tình trạng hốc mũi bị viêm.

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi hay đơn giản chỉ là sự thay đổi nhiệt độ môi trường từ phòng kín - sử dụng điều hòa đến môi trường bên ngoài cũng có thể làm một số người nhạy cảm bị hắt xì hơi liên tục.

Tiếp xúc với khói thuốc

Khói thuốc lá là tác nhân gây kích thích mũi khiến bạn phải hắt hơi, người tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc là dễ dẫn tới hắt xì hơi liên tục.

vicare.vn-lam-sao-khi-hat-xi-hoi-lien-tuc-body-1
Vì sao xuất hiện những cơ hắt xì hơi liên tục?

Dị ứng với chất kích thích

Hắt xì hơi liên tục xuất hiện khi niêm mạc mũi bị tác động bởi các yếu tố kích thích như: bụi, hành cay, hạt tiêu, thuốc nhuộm tóc hay thuốc nhuộm vải,.có một số trường hợp bị hắt xì hơi liên tục sau khi ăn cay.

Thuốc

Phản ứng dị ứng của cơ thể với một loại thuốc nào đó cũng có thể là nguyên nhân gây hắt xì hơi liên tục, trong trường hợp dị ứng với thuốc, bạn nên đổi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ánh sáng mặt trời

Thoạt nghe có vẻ vô lý, tuy nhiên đối với những người bị hội chứng hắt xì (sneeze syndrome) có tính di truyền từ cha mẹ thì ánh sáng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân gây hắt xì hơi liên tục.

Làm sao khi bị hắt xì hơi liên tục

vicare.vn-lam-sao-khi-hat-xi-hoi-lien-tuc-body-2
Hắt xì hơi liên tục chắc chắn là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh về hô hấp

Bạn đọc đã biết, hắt xì hơi liên tục chắc chắn là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh về hô hấp. Vậy phải làm sao khi bị hắt hơi liên tục? Khi bị hắt xì hơi liên tục không khỏi đi kèm một số triệu chứng liên quan, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và có hướng xử lý thích hợp.

Ngoài để giảm tối đa tình trạng hắt xì hơi liên tục, người bệnh nên lưu ý những điều sau đây:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, những tác nhân gây ô nhiễm môi trường như khói bụi, nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, nước hoa, hóa chất, lông thú cưng, những thực phẩm chất gây kích thích niêm mạc mũi khí thải, ...)
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh hay mùa đông kéo dài, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi...
  • Giữ vệ sinh thường xuyên đường hô hấp bằng cách rửa mũi, súc họng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch mũi, họng, tăng cường kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt và ngăn ngừa những tác nhân gây hại một cách mạnh mẽ.
  • Nên tắm bằng nước ấm khi trời lạnh
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
  • Hạn chế nuôi thú cưng trong nhà
  • Chọn môi trường sống và làm việc trong lành, thoáng mát
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng nhanh hệ miễn dịch bằng cách tập luyện thể dục, tập yoga thường xuyên.
  • Uống ít nhất 2 lít nước lọc mỗi ngày
  • Không ăn những thực phẩm có thể gây kích thích mũi họng gây dị ứng
  • Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ, tránh tắm và gội đầu vào buổi sáng, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là chất sắt, chất đạm, protein có trong thịt, trứng, cá, sữa. Bổ sung thêm rau củ quả, dùng thêm nước ép trái cây trong khẩu phần hàng ngày để đảm bảo đa dạng những loại vitamin đặc biệt là vitamin C, chất quercetin trong cà chua, táo...góp phần thúc đẩy quá trình tăng nhanh sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, khả năng chống và kháng bệnh theo đó cũng được cải thiện.

Xem thêm:

  • Hắt xì hơi liên tục có phải mang dấu hiệu của bệnh gì không?
  • Hắt xì ra máu là bệnh gì?
  • Đau vùng hông, xương mu, khi hắt xì thì đau vùng dưới rốn là bệnh gì?