Làm sao để tỉnh táo nếu bị nghén ngủ?

Khi mang thai nhiều mẹ bầu ốm nghén như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn thì rất nhiều bà mẹ khác lại nghén ngủ. Lúc này, sự linh hoạt của cơ thể tràn đầy sức sống dường như biến mất, thay vào đó luôn xảy ra tình trạng ngáp ngủ, thèm ngủ bất cứ lúc nào, thậm chí mải ngủ đến mức quên ăn.

Làm sao để tỉnh táo nếu bị nghén ngủ? Làm sao để tỉnh táo nếu bị nghén ngủ?

Hiện tượng nghén ngủ tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy các mẹ bầu phải làm gì khi rơi vào tình cảnh này? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu hiện tượng nghén ngủ và tìm cách khắc phục nhé!

Nghén ngủ xuất hiện khi nào?

Theo các chuyên gia sản khoa cho rằng, nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ (nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu bị nghén ngủ trong suốt thai kỳ).

Lúc này các mẹ bầu có lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến mất cân bằng năng lượng làm cơ thể luôn uể oải, buồn ngủ nên nhu cầu nghỉ ngơi giúp hồi phục sức khỏe tuyệt vời nhất mà cơ thể mong muốn.

Ngoài ra, cơ thể người mẹ lúc này, đặc biệt là tim bắt đầu tập trung sản xuất lượng máu lớn để đem chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, vì vậy gây ra cảm giác mệt mỏi là điều khó tránh.

vicare.vn-khi-bi-nghen-ngu-cac-me-bau-phai-lam-sao-body-1

Do đó, việc các mẹ bầu nghén ngủ không có gì phải quá lo lắng, chỉ cần sắp xếp lại công việc sinh hoạt hàng ngày và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp các mẹ thoải mái và tỉnh táo hơn.

Khắc phục tình trạng nghén ngủ như thế nào?

Trong những tháng đầu của thai kỳ tình trạng nghén ngủ xuất hiện và rồi từ từ giảm dần sau những tháng tiếp theo. Việc nghén ngủ thường xuyên xuất hiện thực tế là cách để cơ thể giải quyết nhu cầu tự nhiên, tạo ra nhiều năng lượng cho các mẹ bầu và để thích ứng với sự phát triển của bào thai.

Nhưng hiện tượng nghén ngủ thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động, sinh hoạt thường ngày của các bà mẹ. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng nghén ngủ, dưới đây là một số phương pháp giúp các mẹ bầu khắc phục được tình trạng này

  • Trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, các mẹ bầu nên sắp xếp chế độ ăn ngủ, làm việc khoa học để không ảnh hưởng đến công việc cũng như sức khỏe. Buổi tối nên đi ngủ sớm, tranh thủ ngủ trưa và có thể nghỉ thêm các giờ rảnh trong ngày. Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc dậy đi vệ sinh quá nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Uống các loại trà như trà gừng, nước chanh muối để cơ thể tỉnh táo hơn.
  • Thủ sẵn một số đồ ăn vặt dễ ăn, tốt cho thai nhi, việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc tỉnh táo hơn.
  • Vận động cơ thể: Khi đang làm việc nếu các mẹ bầu quá buồn ngủ nên đứng dậy đi lại, thực hiện vài động tác đơn giản để lấy tỉnh táo hơn. Ngoài ra việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe cho cả hai mẹ con.
  • Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt làm đảm bảo sức khỏe cũng như giảm các triệu chứng mệt mỏi cho mẹ bầu.
vicare.vn-khi-bi-nghen-ngu-cac-me-bau-phai-lam-sao-body-2

Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu và thai nhi

Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ, trọng lượng thai nhi còn nhỏ nên mẹ bầu có thể ngủ ở bất kể tư thế nào (trừ nằm sấp) miễn sao là cảm thấy thoải mái và ngủ ngon giấc.

Riêng ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu nên nằm nghiêng người để có được cảm giác dễ chịu và an toàn nhất. Theo đó, việc nằm nghiêng có thể thực hiện ở cả hai bên, tuy nhiên các bà bầu nên nằm nghiêng sang trái và kê thêm gối dưới bụng, nằm theo tư thế này sẽ giúp cho hệ tuần hoàn của thai nhi tốt hơn và các mẹ bầu đỡ khó thở. Bởi giai đoạn này, bụng của các mẹ bầu phát triển rất nhanh, nếu nằm ngửa sẽ bị dồn lên ngực, vì thế việc nằm nghiêng các mẹ bầu sẽ thoải mái hơn.

Xem thêm:

  • Nghén ngủ khi mang thai phải làm sao?
  • Mang thai ở tuần thứ mấy thì ốm nghén “vật vã”?
  • Biểu hiện của ốm nghén, chồng cần biết để thương vợ hơn