Làm sao để có thai khi bị tử cung đôi?

Tử cung đôi là một hiện tượng dị tật rất hiếm gặp ở phụ nữ. Hiện tượng này khiến phụ nữ rất khó mang thai, đã ghi nhận trường hợp dị tật tử cung đôi lấy chồng 11 năm với 5 lần sảy thai (Trường hợp chị Nguyễn Thị Hạnh ở Cẩm Phả - Quảng Ninh)

Làm sao để có thai khi bị tử cung đôi? Làm sao để có thai khi bị tử cung đôi?

Tử cung đôi là một hiện tượng dị tật rất hiếm gặp ở phụ nữ. Hiện tượng này khiến phụ nữ rất khó mang thai, đã ghi nhận trường hợp dị tật tử cung đôi lấy chồng 11 năm với 5 lần sảy thai (Trường hợp chị Nguyễn Thị Hạnh ở Cẩm Phả - Quảng Ninh). Chính vì vậy, phụ nữ mắc dị tật này cần cố gắng và kiên trì rất nhiều nếu muốn có con.

1. Tử cung đôi là gì?

Với phụ nữ bình thường, cơ quan sinh dục có 1 tử cung, 2 buồng trứng, 2 vòi trứng và 1 đường âm đạo. Trường hợp dị tật tử cung đôi phụ nữ sẽ có tới 2 tử cung – 2 tử cung này có thể tách rời hoặc dính nhau tại phần thân. Đây là một dị tật bẩm sinh rất hiểm gặp, khoảng 1 người trong hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu người.

vicare.vn_lam-sao-de-co-thai-khi-bi-tu-cung-doi-body-1

Hình ảnh tử cung đôi

Tử cung đôi mang đến rất nhiều nguy cơ cho phụ nữ, đặc biệt về khả năng mang thai

Người có tử cung đôi vẫn dậy thì, quan hệ tình dục và có khả năng mang thai. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp cả 2 bên tử cung đều phát triển và hoàn thiện bình thường, do đó, nếu thai nhi làm tổ ở bên tử cung khiếm khuyết, nguy cơ sảy thai là rất cao. Nếu 1 trong 2 bên tử cung hoặc cả 2 bên tử cung có các bất thường, khả năng người bị dị tật tử cung đôi vô sinh, sinh non hoặc thường xuyên sảy thai rất cao

Động mạch nuôi dưỡng tử cung sẽ bị phân đôi, trong khi trường hợp bình thường sẽ có 2 động mạch đóng vai trò cấp máu và nuôi dưỡng thai nhi

Trường hợp tử cung đôi, buồng tử cung sẽ hẹp hơn bình thường dẫn đến khả năng tự đào thải thai khi thai phát triển lớn là rất cao

Phụ nữ mang dị tật này sẽ khó sinh hơn bình thường: khi thai nhi lớn dần, tử cung còn lại cũng lớn theo và nằm phía dưới thấp. Khi chuyển dạ sinh nở, tử cung còn lại sẽ cản trở đường di chuyển ra của thai nhi. Vì vậy, đa số trường hợp tử cung đôi đều phải sinh mổ. Tất nhiên cũng có ngoại lệ, trong trường hợp bác sĩ kiểm tra thấy thai nhỏ, buồng âm đạo còn lại không ảnh hưởng đến đường di chuyển của thai nhi, có thể chỉ định sinh thường.

Trẻ sinh ra trong trường hợp mẹ mang dị tật tử cung đôi thường nhẹ cân,thiếu máu, dễ dẫn đến kém phát triển, suy dinh dưỡng sau này.

vicare.vn_lam-sao-de-co-thai-khi-bi-tu-cung-doi-body-2

Khám thai thường xuyên nếu mắc dị tật tử cung đôi

2. Điều trị tử cung đôi

Để điều trị tử cung đôi, cần đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để được khám và có những can thiệp y tế phù hợp. Đồng thời, phụ nữ mắc tử cung đôi cũng cần kiêng cữ cũng như kiểm tra thai nhi định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường có thể xảy ra. Trước khi sinh nở, cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng để quyết định sinh thường hay sinh mổ nhằm đảm bảo tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Trong 1 số trường hợp, có thể phải cắt bỏ 1 bên tử cung để tránh phiền và dễ sinh nở hơn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ cho rằng, việc cắt bỏ không thật sự cần thiết, thậm chí còn có thể cắt luôn mạch máu từ từ cung, dẫn tới tổn thương vách cơ tử cung và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng thụ thai sau này.

Với trường hợp của chị Nguyễn Thị Hạnh đã nêu ở đầu bài, các bác sĩ đã phải tiến hành cắt bỏ phần vách ngăn giữa 2 tử cung, sau đó nối lại thành 1 tử cung lớn. Bác sĩ Nguyễn Đức Vy (giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, trong quá trình thao tác phải rất cẩn thận để 2 vách tử cung này không dính vào nhau. Được biết, sau 14 tháng thực hiện phẫu thuật, chị Hạnh đã mang thai và sau đó hơn 8 tháng vợ chồng chị đã hạnh phúc đón bé đầu lòng sau 11 năm cưới nhau.

Trẻ sinh ra trong trường hợp mẹ bị dị tật tử cung đôi cũng thường nhẹ cân hơn các trẻ bình thường. Do vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ cũng cần chú ý nhiều hơn cũng như có chế độ dinh dưỡng đặc biệt hơn.