Làm gì khi bị chuột rút

Chuột rút gây đau cơ đột ngột, khiến vị trí bị không thể hoạt động được nữa. Vậy bạn sẽ làm gì khi bị chuột rút,

Làm gì khi bị chuột rút Làm gì khi bị chuột rút

Chuột rút chân là tình trạng phổ biến thường xảy ra khi bạn hoạt động thể thao quá lâu, quá mạnh, các cơ mệt mỏi hoặc trong tình trạng khát nước mệt mỏi. Chuột rút gây đau cơ đột ngột, khiến vị trí bị không thể hoạt động được nữa. Vậy, khi bị chuột rút, chúng ta nên làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số phương pháp sơ cứu hữu ích cho bạn đọc.

1. Những ai thường bị chuột rút

Các đối tượng thường bị chuột rút thường là những người có nhu cầu hoạt động mạnh và cần sử dụng bắp cơ với tần suất cao như vận động viên thể thao, người leo núi, trèo leo. Ngoài ra khi cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, thiếu nước, lâu không vận động thể dục thể thao cũng có nguy cơ bị chuột rút. Vị trí thường xảy ra chuột rút là cẳng chân, đùi, bàn chân và cơ bụng, cánh tay.

Nguyên nhân gây chuột rút do bắp thịt, cơ mệt mỏi, vận động quá lâu gây toát mồ hôi quá nhiều, cơ thể mất muối và nước làm giảm nồng độ Na, Mg và K trong máu gây hiện tượng co cơ đau dữ dội.

Làm gì khi bị chuột rút

2. Cách xử trí khi bị chuột rút

Ngay khi bị chuột rút, vị trí bị vô cùng đau đớn khiến cơ thể không tiếp tục hoạt động được. Muốn hết đau bạn cần thực hiện một số thao tác như sau: Dừng vận động, không gắng sức, nhẹ nhàng thả lỏng chân để bắp thịt thư giãn tránh co rút thêm. Sau đó nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có hộp sơ cứu thì dùng dầu xoa lên vùng bị co rút rồi mát xa nhẹ nhàng.

Tùy vào từng vị trí bị chuột rút mà người bị cần xử lý khác nhau. Nếu bạn bị ở bắp đùi thì cần nhờ người khác hỗ trợ kéo thẳng chân ra, một tay nâng gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.

Đối với chuột rút cẳng chân, nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều ngược lại, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối, để bắp cơ được thư giãn và trở về trạng thái ban đầu.

Các trường hợp bị ở cơ xương sườn thì bạn nên hít thở sâu cho cơ hoành được giãn nở, sau đó xoa bóp nhẹ xung quanh vị trí lồng ngực. Khi các cơn đau đã hết, bạn có thể tắm nước nóng để giãn cơ, mạch máu nở ra giúp hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn tránh bị tắc nghẽn.

Làm gì khi bị chuột rút

3. Phòng tránh chuột rút

Để tránh chuột rút trước khi hoạt động thể dục thể thao bạn nên vận động cơ thể, ăn uống đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất đạm, béo và chất xơ, vitamin. mỗi ngày cung cấp khoảng 2 lít nước tránh thiếu nước thường xuyên. Nghỉ ngơi thoải mái sau khi tập luyện thể thao gắng sức, mát xa cơ bắp sau mỗi lần tập luyện. Hạn chế dùng nhiều các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.

Làm gì khi bị chuột rút

Đối với những ai thường xuyên bị chuột rút, hoặc các cơn chuột rút gây đau đớn lâu dài, lời khuyên tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của bệnh. Thông thường chuột rút lành tính không kéo dài và không gây nguy hiểm, cơ thể chúng ta thỉnh thoảng có thể bị.

Chúc bạn luôn khỏe!

>>> Xem thêm: Chứng chuột rút - Dấu hiệu của nhiều bệnh