Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lạc nội mạc tử cung thường bắt gặp ở những phụ nữ có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Đây là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị tận gốc thì nguy cơ vô sinh là rất cao.

Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và  cách điều trị Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh lạc nội mạc tử cung thường bắt gặp ở những phụ nữ có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi. Đây là bệnh lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị tận gốc thì nguy cơ vô sinh là rất cao.

Triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà các mô, bình thường phát triển bên trong tử cung, nhưng vì một lý do nào đó mà chúng lại phát triển cả ở bên ngoài tử cung. Các mô phát triển bên trong tử cung được gọi là “nội mạc tử cung”, còn các mô phát triển bên ngoài tử cung được gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Lạc nội mạc tử cung có thể lan đến các bộ phận xa hơn như khoang bụng, ruột hay bàng quang. Khi bị bệnh lạc nội mạc tử cung, chị em sẽ có những triệu chứng, cụ thể:

Gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa

Khi nội mạc tử cung được hình thành ở hệ thống tiêu hóa sẽ làm xuất hiện các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Những dấu hiệu này thường bị nhầm với hội chứng ruột kích thích. Do đó, để phân biệt, các bác sĩ sẽ nội soi ổ bụng và lấy mẫu mô ở vùng bị ảnh hưởng, xét nghiệm và đối chiếu với tế bào ở nội mạc tử cung. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung khi lan đến bàng quang sẽ tạo ra các tổn thương tại đây và khiến bệnh nhân cảm thấy đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày mà không thể giải thích được lý do.

Đau phần tiểu khung và đau bụng

Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gây nên các cơn đau ở vùng bụng, tiểu khung, vùng háng, trực tràng và lưng. Cơn đau sẽ gia tăng vào thời điểm hành kinh.

vicare.vn-lac-noi-mac-tu-cung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Đau phần trên của cơ thể hoặc đau tức khi thở

Tế bào nội mạc tử cung có thể lan rộng ra những nơi khác trên cơ thể ngoài phạm vi vùng bụng như: cánh tay, đùi, cơ hoành. Khi cơ hoành bị tổn thương, bạn sẽ thấy đau khi thở, cử động tay và phần thân trên cũng bị đau.

Ra máu nhiều

Theo thống kê, có khoảng 1⁄3 phụ nữ thường bị ra máu bất thường ở âm đạo khi bị bệnh lạc nội mạc tử cung. Các dấu hiệu ra máu đặc trưng nhất:

  • Những ngày hành kinh, máu ra nhiều hơn so với các thời điểm hành kinh trước đó. Có thể xuất hiện thêm máu cục.
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.

Đau khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục là biểu hiện của nhiều căn bệnh phụ khoa khác nhau, trong đó có cả lạc nội mạc tử cung. Khi quan hệ, dương vật đi sâu vào bên trong âm đạo có thể khiến dây chằng giữ tử cung bị chèn ép, mô nội mạc tử cung bị căng hoặc giãn ra khiến chị em cảm thấy đau.

Khó có thai

Các thống kê cho thấy có khoảng 25 đến 50% phụ nữ bị vô sinh do mắc phải bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi bị bệnh, các tổn thương do bệnh có thể gây ra các biểu hiện viêm, các sẹo ở khu vực tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Từ đó, nó sẽ ngăn cản quá trình rụng trứng, ngăn cản không cho tinh trùng đi sâu vào bên trong để gặp trứng rồi thụ tinh và làm hại đến phôi thai ngay cả khi thụ tinh được. Nếu không gây vô sinh thì căn bệnh này cũng có thể làm trì hoãn việc có thai theo ý muốn. Bên cạnh đó, còn có một số giả thuyết còn cho rằng, bệnh có thể khiến cơ thể kháng hormone progesterone dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt đồng thời khiến tử cung của nữ giới không sẵn sàng để cấy phôi thai.

Nguyên nhân

Bệnh lạc nội mạc tử cung thường gặp ở những phụ nữ có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi và được coi là một bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Có 5 nguyên nhân chính gây nên lạc nội mạc tử cung.

Kinh nguyệt bị trào ngược

Vào những ngày hành kinh, các tế bào nội mạc tử cung sẽ bong ra rồi theo máu kinh ra bên ngoài cơ thể theo đường âm đạo. Tuy nhiên, các tế bào này có thể theo máu kinh chảy ngược lại ống dẫn trứng vào khoang chậu, đến tử cung hoặc phát tán ra những bộ phận khác trên cơ thể theo đường máu hoặc các hạch bạch huyết. Trong hành trình này, tế bào nội mạc tử cung có thể bám vào bất cứ đâu mà nó đi qua, sinh sôi và phát triển thành bệnh.

Phẫu thuật

Nếu bạn đã trải qua các cuộc phẫu thuật tử cung như cắt bỏ tử cung, phần C hoặc mổ lấy thai thì các vết sẹo được hình thành sau phẫu thuật sẽ là địa điểm thuận lợi để các tế bào nội mạc tử cung bám vào đó và gây bệnh.

vicare.vn-lac-noi-mac-tu-cung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2

Sự di chuyển của nội mạc tử cung

Tế bào nội mạc tử cung có thể đi theo dịch, máu, hạch bạch huyết đến các bộ phận khác trong cơ thể, chúng bám dính vào một nơi bất kỳ rồi gây bệnh.

Thai nhi phát triển

Khi mang thai, nội tiết tố estrogen thường cao hơn so với thời điểm không mang thai. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh.

Hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch thay đổi bất thường gây ra những biến đổi bất thường trong cơ thể, khiến cho cơ thể không kịp phản ứng và thích nghi. Điều này có thể khiến các mô nội mạc tử cung có thể bị phá hủy và gây bệnh.

Khi tìm hiểu các nguyên nhân gây nên bệnh lý này, y học cũng đã sớm phát hiện ra những đối tượng “có nguy cơ cao” mắc căn bệnh này bao gồm những người: có người thân trong gia đình bị bệnh lạc nội mạc tử cung, kinh nguyệt xuất hiện trước 12 tuổi, hình dạng của tử cung, cổ tử cung, âm đạo bất thường khiến máu kinh gặp khó khăn trong quá trình di chuyển ra bên ngoài, viêm vùng chậu và mắc các bệnh lý phụ khoa khác.

Cách điều trị

Khi bị bệnh lạc nội mạc tử cung, chắc chắn bạn không thể tự điều trị ở nhà mà cần đến gặp bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thông qua 3 phương pháp sau đây:

Thuốc giảm đau

Bệnh lý này thường gây ra các cơn đau ở bụng, vùng chậu. Nếu bạn bị đau nhẹ và không có ý định mang thai thì bạn có thể dùng thuốc. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh bao gồm: biện pháp tránh thai bằng hormone để ngăn chặn tiến triển của bệnh, thuốc kháng viêm giúp kiểm soát cơn đau.

Liệu pháp hormone

Sự gia tăng của estrogen là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh. Liệu pháp hormone sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.

Phẫu thuật

Thông thường, các khối nội mạc tử cung lớn sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. Số lần phẫu thuật dao động từ 1 đến vài lần tùy theo mức độ bệnh.

Điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung đúng cách, đúng lộ trình sẽ giúp chị em tiêu diệt bệnh tận gốc, nâng cao chất lượng cuộc sống và tránh được nguy cơ vô sinh.

Xem thêm:

  • Lạc nội mạc tử cung - căn bệnh dẫn đến vô sinh
  • Lạc nội mạc tử cung: Nỗi lo lắng thường trực của nữ giới