Kinh nguyệt kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Mỗi kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ không kéo dài quá 7 ngày, trung bình chỉ từ 3 ngày hoặc 5 ngày. Do đó, nếu kinh nguyệt kéo dài một cách bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó mà nữ giới đang gặp phải.
Kinh nguyệt kéo dài cảnh báo bệnh gì?
Kinh nguyệt kéo dài - dấu hiệu điển hình của bệnh phụ khoa
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở độ tuổi sinh sản. Trung bình độ dài giữa kỳ kinh nguyệt khoảng từ 3-5 ngày hoặc lâu nhất là 7 ngày, tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày thì đó là dấu hiệu cho thấy chị em đang gặp bất thường về sức khỏe, nó có thể bắt nguồn từ các bệnh lý sau:
Ung thư cổ tử cung
Chu kỳ kéo dài trên một tuần, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi trên 45 là biểu hiện rõ rệt của ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này nữ giới cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra sức khoẻ càng sớm càng tốt.
U xơ tử cung hoặc polyp tử cung
Một nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng này là u xơ tử cung hoặc polyp tử cung. Tình trạng viêm ở cổ tử cung mãn tính có thể dẫn đến xói mòn cổ tử cung nên gây tình trạng chảy máu kéo dài.
Polyp tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung, bệnh này cũng gây ra hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, thậm chí là xuất huyết.
Bệnh tuyến giáp
Hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài còn có thể do mất cân bằng hormone tuyến giáp gây ra. Khi lượng hormone này thấp, hoạt động của tuyến giáp sẽ bị suy giảm và kéo theo tình trạng kinh nguyệt kéo dài. Việc thực hiện các xét nghiệm cụ thể sẽ xác định được nguyên nhân của sự sụt giảm hormone này, từ đó xác định được phương án điều trị phù hợp và kịp thời.
Tăng prolactin huyết
Tăng prolactin huyết là tình trạng hormone prolactin tăng mạnh, gây ra ra tình trạng kéo dài kinh nguyệt. Hormone này có tác dụng kích thích vòng 1 phát triển trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên việc rối loạn hormone này có thể gây kinh nguyệt kéo dày, biến chứng về thận và có thể gây ung thư.
Rối loạn máu
Rối loạn máu do thiếu chất ở nữ giới đang trong giai đoạn dậy thì như vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt kéo dài. Để khắc phục tình trạng này, có thể bổ sung những chất dinh dưỡng bị thiếu thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường do cơ thể mất cân bằng hormone. Tình trạng này kéo dài có thể gây vô sinh ở nữ giới.
Kinh nguyệt kéo dài ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe chị em?
Tình trạng kéo dài kinh nguyệt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc cũng như sinh hoạt của người bệnh.
- Nguy cơ dẫn tới vô sinh: Kinh nguyệt kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa mà nữ giới mắc phải, những bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh, thậm chí là gây vô sinh.
- Gây thiếu máu: Nếu bị kinh nguyệt kéo dài trong thời gian quá lâu dẫn đến tình trạng thiếu máu ở nữ giới, khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, loạn nhịp tim, sức khỏe suy yếu dần, .... Nếu tình nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
- Nguy hiểm đến tính mạng: Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư, u xơ tử cung... Những bệnh này không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày: Tình trạng nguyệt kéo dài sẽ khiến nữ giới cảm thấy mệt mỏi, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày dẫn đến công việc bị ảnh hưởng.
Giải pháp khắc phục tình trạng kinh nguyệt kéo dài
Khi bị kinh nguyệt kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như học tập của chúng ta, chính vì vậy chúng ta cần khắc phục, đẩy lùi tình trạng này càng sớm càng tốt. Để làm được điều này, chị em có thể áp dụng như sau:
- Gây thiếu máu, mệt mỏi, do đó người bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động và làm việc quá sức.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Bổ sung thể Vitamin B nhằm tăng cường sắt cho cơ thể. Hạn chế uống các chất kích thích, chất có ga.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, vệ sinh vùng kín thường xuyên, không tự ý thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, nhằm duy trì độ pH vùng kín ở ngưỡng an toàn để chống lại vi khuẩn có hai.
- Phải thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất là bốn tiếng một lần và phải sử dụng băng vệ sinh đạt chất lượng, có khả năng thấm hút nhanh.
- Khẩn trương đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để xác định nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời nếu tình trạng kinh nguyệt kéo dài quá lâu, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.
Xem thêm:
- Kinh nguyệt kéo dài cả tháng là bị gì?
- 9 vấn đề chị em cần lưu ý nếu kinh nguyệt kéo dài sang ngày thứ 8
- Kinh nguyệt kéo dài, kèm theo máu đen có phải bệnh?