Kinh nguyệt có màu nâu thì có sao không?
Đối với những chị em có sức khỏe sinh sản tốt thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định. Máu kinh có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh, loãng, và thời gian kỳ kinh kéo dài từ 3 đến 7 ngày, lượng máu ra từ 80 đến 200ml. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì kinh nguyệt có màu nâu có đáng lo ngại?
Kinh nguyệt có màu nâu thì có sao không?
Đối với những chị em có sức khỏe sinh sản tốt thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định. Máu kinh có màu đỏ sẫm, mùi hơi tanh, loãng, và thời gian kỳ kinh kéo dài từ 3 đến 7 ngày, lượng máu ra từ 80 đến 200ml. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì kinh nguyệt có màu nâu có đáng lo ngại?
Hiện tượng kinh nguyệt có màu nâu trước và sau chu kỳ kinh nguyệt khiến nhiều chị em băn khoăn, lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân hay bác sĩ phụ khoa, nếu chị em có hiện tượng máu kinh nguyệt có màu nâu và ra ít có thể là triệu chứng cảnh báo đang gặp phải một số vấn đề sau đây:
Bệnh phụ khoa
Khi mắc các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chị em có thể nhận thấy hiện tượng kinh nguyệt có màu nâu và ra ít, kèm theo đó là vùng kín tiết dịch khí hư bất thường, có mùi hôi,ngứa rát...Đây là những dấu hiệu của các bệnh phụ khoa có thể mắc phải như viêm nấm âm đạo, viêm vùng chậu, các bệnh lý tử cung... chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chữa trị ngay lập tức.
Do mang thai
Nữ giới ra máu màu nâu là hiện tượng không hiếm gặp trong những ngày đầu mang thai, và được xem là tín hiệu của sự thụ thai thành công. Hiện tượng này xảy ra do phôi thai sau khi di chuyển vào tử cung làm tổ đã tác động và làm bong tróc lớp niêm mạc tử cung và gây ra hiện tượng xuất huyết nhẹ. Điều này sẽ tự biến mất trong tầm 3 đến 4 ngày sau. Tuy nhiên để biết chính xác kết quả là như thế nào, chị em nên tiến hành các cuộc kiểm tra tại các cơ sở y tế.
Suy giảm nội tiết tố
Sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể nữ giới, đặc biệt là estrogen suy giảm cũng là nguyên nhân khiến cô bé tiết ra dịch màu nâu, kinh nguyệt bị trì trệ so với những ngày trước đó. Lượng estrogen suy giảm có thể do chị em không có chế độ ăn hợp lý, tâm lý áp lực, căng thẳng, cân nặng thay đổi đột ngột hay đang trong thời kỳ hậu thai sản,
Do sự suy giảm của buồng trứng, tuyến giáp
Buồng trứng và tuyến giáp luôn rất quan trọng trong việc sản sinh ra các nội tiết tố, hormone estrogen và progesterone, là một trong những yếu tố đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sinh sản của phái nữ. Cho nên nếu một trong hai cơ quan chức năng sinh sản này suy giảm thì cũng chính là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở các chị em. Khiến cho kinh nguyệt ít đi, bị biến đổi màu sắc sang nâu và thời gian kinh nguyệt kéo dài.
Mắc u xơ cổ tử cung và polyp tử cung
U xơ và polyp tử cung cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng gây tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông máu khi máu di chuyển từ tử cung đến cổ tử cung và vùng âm đạo khiến kinh nguyệt có màu nâu.
Tâm trạng tiêu cực
Khi chị em căng thẳng kéo dài, tâm trạng cảm xúc của bản thân không tốt khiến các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi từ đó có thể làm cho kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường như trì trệ, rong kinh hay kinh nguyệt có màu nâu...
Lạm dụng thuốc
Một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến “đèn đỏ”, khiến máu kinh nguyệt có màu nâu là do chị em lạm dụng, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc những loại thuốc kháng sinh chống đông máu, thuốc an thần, thuốc tránh thai khẩn cấp... Những tác dụng phụ của thuốc đã đảo lộn sự bình yên của chu kỳ kinh nguyệt và gây nên tình trạng bất thường như xuất hiện máu kinh màu nâu.
Cần làm gì khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra máu màu nâu kéo dài?
Khi thấy kinh nguyệt có màu nâu bất thường và kéo dài, chị em không nên chủ quan, nên đến ngay các địa chỉ y tế uy tín để được thăm khám chữa trị phù hợp. Tại đây các bác sĩ phụ khoa sẽ tiến hành các xét nghiệm đồng thời đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp,
Song song với quá trình điều trị bệnh, các chị em nên thực hiện các biện pháp sau để gia tăng sức khỏe của mình:
- Chế độ ăn hàng ngày có thể gây ảnh hưởng đến màu sắc của kinh nguyệt. Một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, khoa học, cung cấp đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hạn chế được kinh nguyệt bất thường.
- Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái là điều nên làm để duy trì sự ổn định ở kinh nguyệt.
- Giữ vệ sinh vùng âm đạo sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh, thời gian mang thai bởi đây là thời điểm cơ thể dễ bị vi khuẩn gây hại tấn công nhất.
- Tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, giúp cơ thể trao đổi chất tốt, tăng sức đề kháng để chống đỡ các tác nhân nguy hiểm bên ngoài.
- Các chị em nên tiến hành thăm khám, xét nghiệm phụ khoa, tổng quát định kỳ 6 tháng/1 lần để có thể nhanh chóng phát hiện các bệnh nguy hiểm để sớm chữa trị nhằm cho ra kết quả an toàn.
Xem thêm:
- Kỳ kinh nguyệt ra khí hư màu nâu đỏ là bị làm sao?
- Kinh nguyệt màu nâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Kinh nguyệt màu nâu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?