Kinh nghiệm sinh mổ lần 4 mẹ bầu nhất thiết phải biết
Chị em phụ nữ vẫn được khuyên chỉ nên sinh mổ 2 lần để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các mẹ muốn đẻ mổ lần 3, lần 4. Dưới đây là kinh nghiệm sinh mổ lần 4 mẹ bầu nhất thiết phải biết.
Kinh nghiệm sinh mổ lần 4 mẹ bầu nhất thiết phải biết
Thông thường, chị em phụ nữ vẫn được khuyên chỉ nên sinh mổ 2 lần để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các mẹ muốn đẻ mổ lần 3, lần 4 và cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy sinh mổ lần 4 có nguy hiểm không, những kinh nghiệm cần thiết cho mẹ bầu sinh mổ lần 4 là gì?
Khác với sinh thường, phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ chính là bước vào cuộc đại phẫu ở vùng bụng và vùng xương chậu. Việc sinh mổ sẽ tạo ra một vết sẹo tại cổ tử cung và nó sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến những lần mang thai tiếp theo. Vì vậy, đối với phụ nữ sinh mổ lần 4, thai phụ cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng và trao đổi với bác sĩ sản khoa về vấn đề này càng sớm càng tốt.
Nhiều nguy cơ trong lần sinh mổ thứ 4
Khả năng phục hồi chậm
Đẻ mổ cần nhiều thời gian hồi phục hơn so với người sinh thường. Và càng về những lần sinh mổ sau thì khả năng phục hồi sẽ chậm hơn, thời gian nằm viện dài hơn. Sức khỏe của người mẹ sau mỗi lần sinh mổ ít nhiều đều bị ảnh hưởng, trong lần sinh 4 này cơ thể mẹ bầu yếu hơn và các cơn đau xuất hiện nhiều hơn về tần suất và mức độ. Lúc này, chị em cần phải dùng đến thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để có thể vượt qua được những ngày sau mổ đẻ và đợi vết sẹo mổ liền lại. Vì vậy, sữa của mẹ sinh mổ lần 4 sẽ về chậm và bé phải bú sữa ngoài.
Khả năng nhiễm trùng cao
Do quá trình phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài tác động đến nhiều bộ phận trong ổ bụng và vùng xương chậu nên vấn đề nhiễm trùng sau sinh mổ luôn là ưu tiên hàng đầu. Vết rạch của lần sinh mổ thứ 4 sẽ tiếp tục đụng chạm vào vết mổ trước đây khiến cho nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, thành bụng, nhiễm trùng đường tiểu trở nên trầm trọng.
Dính ruột
Đây là một trong những biến chứng để lại do sinh mổ. Đối với chị em phụ nữ trải qua nhiều lần sinh mổ thì khả năng dính ruột càng cao hơn. Dính ruột tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như thức ăn bị ứ lại, tắc nghẽn mạch máu gây đau bụng, đầy hơi, hoại tử ruột, ...
Nứt hoặc vỡ tử cung
Tình trạng nứt/vỡ tử cung được xem là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp nhưng cũng là rủi ro nguy hiểm nhất cho bà bầu sinh mổ lần 4. Sinh mổ nhiều lần và thời gian liên tiếp nhau làm cho vết mổ mỏng đi so với trước đây, tử cung yếu đi, bị nhão, mất độ chun giãn, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung (dễ xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi chuyển dạ)
Nứt hoặc vỡ tử cung gây nhiều nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi do mất máu, ổ bụng bị nhiễm trùng, thiếu oxy cho thai nhi trong bụng mẹ.
Nhau thai bất thường
Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa ở lần sinh mổ thứ 4 là những bất thường về nhau thai như nhau tiền đạo (bánh nhau bám vào cổ hoặc đoạn dưới tử cung), nhau bong non (một phần của bánh nhau bị bong khỏi tử cung), nhau cài răng lược (nhau bám sâu vào tử cung, vượt qua lớp niêm mạc tử cung, đây là một biến chứng nguy hiểm trong sản khoa), ... Bất kỳ hiện tượng bất thường nào của nhau thai đều nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.
Các biến chứng này gây vỡ mạch máu, tổn thương các bộ phận lân cận tử cung, nguy cơ băng huyết và cắt bỏ tử cung cao. Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung hoặc thai chết lưu, sảy thai cũng có tỷ lệ cao hơn ở những người sinh mổ nhiều lần.
Có sinh mổ lần 4 được không?
Các mẹ bầu muốn sinh con bằng phương pháp đẻ mổ bao nhiêu lần đều được, tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng, hoàn cảnh của mỗi người. Cho đến hiện nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về vấn đề đẻ mổ được bao nhiêu lần. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi muốn sinh mổ lần 4. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên đẻ mổ cách lần 3 từ 2 – 5 năm để đảm bảo an toàn, thăm khám thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mang thai.
Kinh nghiệm sinh mổ lần 4
Muốn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, chị em phụ nữ nhất định phải biết những kinh nghiệm sinh mổ lần 4 dưới đây:
- Khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ: đây là vấn đề quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và vấn đề sức khỏe, an toàn của mẹ. Việc khám thai đầy đủ giúp bác sĩ sản khoa có thể phát hiện ra những bất thường, kịp thời can thiệp.
- Lựa chọn bệnh viện đẻ mổ: lời khuyên được đưa ra cho các mẹ sinh mổ lần 4 là hãy lựa chọn bệnh viện đã sinh 3 lần trước với bác sĩ đỡ đẻ cũ. Lúc này, bác sĩ đã nắm rõ được tình hình của bạn cũng như không mất thời gian để tìm hiểu lại thông tin. Đồng thời, mẹ bầu sinh mổ lần 4 cũng đừng quên lựa chọn các bệnh viện hàng đầu chuyên về sản khoa, đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật hiện đại để giúp bạn mẹ tròn con vuông.
- Cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đầy đủ: đó là các loại giấy khám thai, giấy xét nghiệm trong giai đoạn mang thai, thông tin về biến chứng sau sinh (nếu có ở những lần trước), những lưu ý riêng, cơ địa có dị ứng với thành phần thuốc nào không, ... Đây là bước trao đổi thông tin cực kỳ quan trọng để bác sĩ có thể thực hiện nghiệp vụ chính xác, tránh nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Quá trình trong khi mang thai lần 4 cần được chú ý đến tận ngày chỉ định mổ đẻ. Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách suốt thai kỳ. Tránh làm việc nặng có thể ảnh hưởng đến tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Hãy thoải mái, thư giãn, đừng quá căng thẳng vì lo lắng cho sự an toàn của bé. Bạn hãy yên tâm vì bác sĩ đã khuyến cáo và theo dõi thai kỳ của bạn rất chặt chẽ để không xảy ra vấn đề đáng tiếc nào.
- Chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ: từ những kinh nghiệm của 3 lần sinh trước, mẹ bầu sẽ biết nên chuẩn bị những gì. Nếu sợ quên, bạn nên lên danh sách trước khi sinh một khoảng thời gian, sau đó sẽ bổ sung những vật dụng còn thiếu khi nhớ hoặc thấy cần thiết.
- Theo dõi cơ thể kỹ càng: đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Như đã nói ở trên, những nguy cơ tiềm ẩn luôn có, vì thế khi thấy có dấu hiệu bất thường (đau bụng, ra máu, khó chịu, ...) mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra.
- Hãy chia sẻ mọi vấn đề cùng chồng hoặc người thân: lần sinh mổ thứ 4 có thể bạn sẽ đối diện với rất nhiều lo lắng, áp lực. Đừng ngại tâm sự cùng chồng, bố mẹ, người thân để có được sự động viên, khích lệ về tinh thần. Đây chính là sức mạnh để bạn vượt qua chặng đường phía trước.
Xem thêm:
- 3 địa chỉ vàng cho dịch vụ thai sản trọn gói tại Hà Nội
- Bí quyết kích sữa về sau sinh mổ cho các mẹ
- 8 điều kiêng kị sau khi sinh mổ