Kinh nghiệm sinh mổ không đau các bà mẹ cần biết
Các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyến khích các bà mẹ sinh thường thay vì lựa chọn sinh mổ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Và làm thế nào để sinh mổ không đau và đảm bảo hai mẹ con sẽ khỏe mạnh? Hãy tìm hiểu một số kinh nghiệm về sinh mổ không đau dưới bài viết sau đây nhé.
Kinh nghiệm sinh mổ không đau các bà mẹ cần biết
Các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyến khích các bà mẹ sinh thường thay vì lựa chọn sinh mổ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định đẻ mổ. Và làm thế nào để sinh mổ không đau và đảm bảo hai mẹ con sẽ khỏe mạnh? Hãy tìm hiểu một số kinh nghiệm về sinh mổ không đau dưới bài viết dưới đây nhé.
Khi nào cần sinh mổ?
Thông thường một số mẹ bầu có những vấn đề bất thường về sức khỏe, các bác sĩ sẽ khuyên nên sinh mổ như:
- Đường âm đạo sinh con bị dị thường (hệ thống xương chậu hẹp, dị hình, cửa tử cung khó mở rộng,... );
- Co thắt không có lực, quá trình sinh đẻ kéo dài
- Mẹ bầu mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, có lịch sử tiền lệ về phẫu thuật như: từng mổ tử cung, vết khâu mổ phẫu thuật không tốt hay sau khi mổ thì vết thương bị viêm nhiễm hoặc đau.
- Phụ nữ từng có tiền lệ thai nhi bị chết, thai nhi quá lớn không thể sinh đường âm đạo, xương chậu hẹp nên cần thiết phải mổ. Hay vị trí của thai nhi không đúng tư thế : nằm ngang, chéo... sẽ khó đẻ do đó nên mổ. Ngoài ra còn có một số trường hợp như: Suy thai, đa thai, tiền sản giật, rau tiền đạo, sa dây rốn, đã từng sinh mổ là những trường hợp bắt buộc bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và con.
Kinh nghiệm sinh mổ không đau
Đối với những mẹ lần đầu sinh mổ sẽ rất hoang mang và lo sợ. Dưới đây là một số kinh nghiệm về việc sinh mổ mà các bà mẹ có thể tham khảo.
- Trước khi vào phòng mổ: Các bà mẹ nên có tâm lý thoải mái, hít thở sâu và làm theo lời khuyên của đội ngũ bác sĩ. Trước khi sinh nên cần chú ý nghỉ ngơi, tránh làm các việc mệt nhọc, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ...duy trì thể lực, sức khỏe một cách tốt nhất.
- Nên tìm hiểu trước và sử dụng các biện pháp hỗ trợ đẻ không đau: Hiện nay các bệnh viện lớn trên toàn quốc đã áp dụng các biện pháp gây mê/gây tê giảm đau hiệu quả, giúp người mẹ vượt qua cuộc đẻ một cách nhẹ nhàng và an toàn. Trong đẻ mổ, sản phụ có thể được gây tê ngoài màng cứng/ gây tê cơ vuông thắt lưng để chặn tín hiệu đau trước khi được truyền lên não. Các bệnh viện lớn đang sử dụng biện pháp này gồm: Phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội, Bạch Mai, Vinmec,...
- Sau khi sinh mổ không nên nằm một chỗ: Mẹ nên nằm nghiêng và đặt gối dưới lưng để tránh động đến vết mổ. Hãy cử động, di chuyển nhẹ nhàng trong phòng 24 tiếng sau khi ca mổ kết thúc. Điều này sẽ giúp khí huyết lưu thông, sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Nên cho con bú ngay sau khi mổ để kích tuyến sữa
Cho con bú ngay khi có thể: Một số bà mẹ không dám cho con bú ngay sau sinh mổ vì sợ có hại cho bé, sữa không kịp về hay sữa còn chứa thuốc mê ảnh hưởng đến trẻ... Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại khẳng định, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú ngay trong 1 giờ đầu sau sinh mổ.
Lúc mới sinh xong các bà mẹ làm gì cũng đau, đặc biệt mỗi lần hắt hơi là như một cực hình. Tuy nhiên, nếu muốn hắt hơi cúi người xuống sẽ đỡ đau hơn.
Sau khi hết thuốc tê, mẹ sẽ vô cùng đau đớn. Vì thế nếu không chịu đựng được hãy nói với bác sĩ để uống thuốc giảm đau.
Không được vận động mạnh và cầm nắm những vật nặng hơn bé. Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh như bổ sung đầy đủ các vitamin A, B, C, K, các thực phẩm giàu canxi và protein vào bữa ăn.
Phục hồi sau sinh mổ
Sau khi mổ các bà mẹ sẽ phải mất 1 tuần đầu để hồi phục sức khỏe, quá trình tiết sữa cũng không đơn giản như những bà mẹ đẻ thường. Vì vậy, cần phải chuẩn bị tâm lý, sẵn sàng đối mặt với tất cả vấn đề này để không rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng khiến bạn stress.
Vệ sinh vết mổ đúng cách: Tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, co hồi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Một số trường hợp vết mổ khiến sản phụ thấy đau quá không chịu được mới nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.
Tuần thứ 2 sau sinh các bà mẹ cần vệ sinh người bằng nước ấm nhưng tránh việc ngâm cơ thể trong nước lâu, khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín. Để nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%.
Theo dõi sau sinh mổ
Sau khi sinh mổ một số bà mẹ có thể bị nhiễm trùng vết mổ, triệu chứng đầu tiên là sốt nên cần chú ý khi có dấu hiệu này. Ngoài ra, trong 3 ngày đầu tiên sau khi mổ, sản dịch vẫn chảy ra ngoài âm đạo như sinh thường và có màu đỏ tươi, về sau lượng máu càng ngày càng ngớt đi chuyển sang màu nâu sậm. Qua ngày thứ 10 sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu. Nếu trường hợp nhận thấy sản dịch sau sinh có màu lạ hoặc mùi nên kiểm tra lại để tránh nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết. Hay vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chảy dịch vàng thì mẹ cần đi khám ngay.
Xem thêm:
- Bí quyết kích sữa về sau sinh mổ cho các mẹ
- 8 điều kiêng kị sau khi sinh mổ
- Băng huyết sau sinh mổ và những điều chị em cần biết