Kinh nghiệm khám thai ở Bệnh viện Xây dựng
Là một bệnh viện nằm trong mạng lưới y tế Quốc gia trực thuộc Bộ Xây dựng và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế, có chức năng nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động ngành Xây dựng và cộng đồng, Bệnh viện Xây dựng đã và đang là một cở y tế uy tín đối với nhân dân.
Kinh nghiệm khám thai ở Bệnh viện Xây dựng
Là một bệnh viện nằm trong mạng lưới y tế Quốc gia trực thuộc Bộ Xây dựng và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế, có chức năng nhiệm vụ khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động ngành Xây dựng và cộng đồng, Bệnh viện Xây dựng đã và đang là một cở y tế uy tín đối với nhân dân. Hãy cùng HoiBenh tham khảo những kinh nghiệm khi đi khám bệnh tại Bệnh viện Xây dựng để tiết kiệm thời gian và tránh tình trạng chờ đợi mòn mỏi.
1. Đôi nét về Bệnh viện Xây dựng
Bệnh viện Xây dựng là bệnh viện đa khoa hạng I hoạt động với quy mô 370 giường bệnh. Đây là đơn vị sự nghiệp Y tế trực thuộc Bộ Xây dựng và sự chỉ đạo của Bộ Y tế về chuyên môn y vụ có chức năng, nhiệm vụ quản lý, theo dõi công tác y tế, y học lao động, thực hiện các chương trình y tế quốc gia, khám và điều trị bệnh và chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành xây dựng và cộng đồng. Bệnh viện Xây dựng có đội ngũ y bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao và là bệnh viện đa khoa với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ y tế chu đáo, tận tình.
Bệnh viện Xây dựng tọa lạc tại đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Lịch làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: từ 7 giờ 30 đến 17 giờ
2. Các chuyên khoa ở Bệnh viện Xây dựng
Là bệnh viện đa khoa nên Bệnh viện Xây dựng có nhiều chuyên khoa để đáp ứng những nhu cầu và dịch vụ y tế của người dân, bao gồm:
- Cơ Xương Khớp
- Răng - Hàm - Mặt
- Da liễu
- Phẫu thuật thẩm mỹ
- Nội Thần kinh
- Tiêu hóa - Gan mật
- Tim mạch
- Tai - Mũi - Họng
- Ung bướu
- Nhãn khoa
- Nhi
Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giàu kiến thức, dày dạn kinh nghiệm và vô cùng có trách nhiệm với người bệnh như Bác sĩ Lê Thị Hằng - Thạc sĩ, Giám đốc Bệnh viện Xây dựng, Bác sĩ Hoàng Văn Lợi Chuyên khoa Sản,...
3. Quy trình khám thai tại Bệnh viện xây dựng
Bệnh nhân có thể tham khảo trình tự khám thai tại Bệnh viện Xây dựng như sau:
- Mua 1 quyển sổ khám và điều trị bệnh giá 3000 đồng ở cửa thu ngân số 1. Bệnh nhân điền tên, tuổi, nghề nghiệp, điện thoại rồi ngồi đợi gọi đến số.
- Đưa sổ khám bệnh + thẻ BHYT rồi đăng ký khám thai.
- Người bệnh được mời vào theo số đăng kí khám thai của mình.
- Khi vào phòng khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể việc xét nghiệm máu và nước tiểu, các dịch vụ điện tim đồ.
- Sau khi hoàn tất các thủ tục xét nghiệm, thai phụ sẽ được khám và siêu âm thai và đồng thời sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc(nếu có).
- Bệnh nhân hoàn tất các thủ tục tài chính tại cửa thu ngân.
- Đến quầy phát thuốc(đối với thẻ BHYT) đối diện phòng khám thai đưa phiếu vào và nhận thuốc.
- Hoàn tất các quy trình khám thai tại Bệnh viện Xây dựng.
4. Bảng giá khám bệnh tại Bệnh viện Xây dựng
Để biết rõ hơn về chi phí các dịch vụ khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Xây dựng, bạn đọc hãy liên lạc theo số điện thoại
0243 5530 621
Riêng về dịch vụ thai sản tại Bệnh viện Xây dựng, chi phí như sau:
- Khám thai: 100.000 đồng
- Siêu âm 2D: 50.000 đồng
- Siêu âm 4D: 150.000 đồng (chỉ các tuần quan trọng bác sĩ mới cho siêu âm 4D).
- Dịch vụ mổ thường: 3.000.000 đồng.
5. Chia sẻ của bệnh nhân
Theo chia sẻ của bạn Tina47 trên diễn đàn Webtretho: "Mình đã sinh Ku Tí nhà mình ở Bệnh viện Xây dựng vì mình có bảo hiểm ở đây, viện này gần nhà và cơ quan mình. Mình sinh thường, cũng thuộc dạng khó đẻ vì từ 7 giờ tối đến 3 giờ sáng vẫn chỉ mở có 7cm. Đêm hôm mình sinh bé có 1 bác sĩ nữ và 1 y tá nữ trực. Lúc 2 giờ sáng bác sĩ đỡ cho 1 chị đẻ dễ hơn mình, cũng sinh con đầu lòng. Chị bác sĩ dặn là khi nào mình có cơn đau dồn dập, cảm nhận được con đã xuống sâu rồi thì bảo người nhà gọi. Chị y tá thì khám trong, đo huyết áp, nhịp tim cho 2 mẹ con mình liên tục, vì mình mất sức nên truyền cả đường. Đến hơn 4 giờ thì mình đau nhiều, mẹ mình đi gọi chị bác sĩ thì chị ý đến ngay, lúc đấy mình thấy 2 chị cũng mệt phờ rồi nhưng vẫn nhiệt tình dạy mình cách rặn, lấy hơi. Trôm vía mình đã đủ sức rặn để con được chào đời khỏe mạnh.
Theo cá nhân mình thấy thì bác sĩ ở đấy rất nhiệt tình chăm sóc và hướng dẫn bệnh nhân. Em họ mình sinh mổ ở Bệnh viện này tháng 7 vừa rồi, trộm vía cũng mẹ tròn con vuông, sinh mổ nên được ở lại viện 05 ngày. Mình rất tin tưởng khám và điều trị tại Bệnh viện Xây dựng."
Với những thông tin về Bệnh viện Xây Dựng và quy trình khám thai tại đây mà HoiBenh vừa tổng hợp, chúng tôi tin rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho quý bệnh nhân có thể tham khảo trước khi đến đây thăm khám và điều trị.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Xem thêm:
- Lưu ý cần biết khi mẹ đăng ký sinh ở bệnh viện Từ Dũ
- Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương