Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông

Bệnh viện Phụ sản MêKông là một Bệnh viện chuyên khoa sâu về Sản-Phụ Khoa và Nhi sơ sinh TPHCM. Để ngày càng nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh, Bệnh viện Phụ sản MêKông đã không ngừng đầu tư thêm trang thiết bị cũng như đội ngũ chuyên gia. Chính vì thế, để nhằm giúp quý bệnh nhân có thể đến đây thăm khám một cách tốt nhất. Hãy cùng HoiBenh tham khảo một số Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông ngay sau đây.

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông

Bệnh viện Phụ sản MêKông là một Bệnh viện chuyên khoa sâu về Sản-Phụ Khoa và Nhi sơ sinh TPHCM. Để ngày càng nâng cao chất lượng khám bệnh và điều trị bệnh, Bệnh viện Phụ sản MêKông đã không ngừng đầu tư thêm trang thiết bị cũng như đội ngũ chuyên gia. Chính vì thế, để nhằm giúp quý bệnh nhân có thể đến đây thăm khám một cách tốt nhất. Hãy cùng HoiBenh tham khảo một số Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông ngay sau đây.

Địa chỉ và thời gian làm việc

Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông, thì bệnh viện nằm tại số 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Giờ làm việc của bệnh viện cụ thể như sau:

  • Khám thường Từ thứ 2 đến chủ nhật khám từ 7 giờ - 11 giờ và 12 giờ 30 - 16 giờ
  • Khám bệnh ngoài giờ: Từ thứ 2 đến thứ 7 khám từ 17 giờ - 20 giờ
  • Khám VIP: Từ thứ 2 đến thứ 7 khám từ 8 giờ - 11 giờ và 14 giờ - 16 giờ

Giá khám bệnh:

  • Khám bệnh thường: 100.000 đồng
  • Khám bệnh VIP: 500.000 đồng
  • Đặt hẹn khám có giá 120.000 đồng
  • Đến BV để đặt lịch khám: 100.000 đồng
  • Bệnh V sẽ không nhận BHYT

Phòng Khám Dinh dưỡng khám các buổi chiều thứ 2, 4, 6

  • Khám tại Phòng Khám và tư vấn Dinh dưỡng số 243-243A-243B Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
  • Đối tượng khám là trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, béo phì.

vicare.vn-kinh-nghiem-di-kham-tai-benh-vien-phu-san-mekong

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông

1. Thủ tục nhập viện sinh tại BV

Trước khi nhập viện tại đây, bạn cần đến gặp nhân viên tại quầy tiếp tân để được hướng dẫn. Sau đó tiến hành nhập viện theo lịch hẹn, khi đến bệnh viện, bạn vào thẳng phòng Cấp cứu làm thủ tục nhập viện. Có thể tạm ứng viện phí, rồi bạn được chuyển lên lầu trại chỉ định của Bác sĩ.

Tại đây bệnh viện sẽ cung cấp một số vật dụng như sau:

  • Đồ dùng bệnh nhân
  • Drap trải giường, mền, gối...
  • 1 áo cho trẻ, 1 tã, 1 nón...
  • Tuy nhiên, bạn cũng cần mang theo các vật dụng sau"
  • Tất cả các giấy tờ liên quan
  • Các vật dụng như Dép lê, xà bông, bàn chải...
  • Cầm theo đủ chi phí tạm ứng khi nhập viện

3. Thủ tục xuất viện

Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông, để việc xuất viện được thuận tiện và nhanh chóng bệnh nhân cần tham khảo và làm theo quy trình sau đây:

  • Sau khi bác sĩ khám và quyết định cho xuất viện, người nhà nộp biên lai tạm ứng tại Phòng thu tiền để thanh toán viện phí:
  • Sau đó đem phiếu thanh toán đến nhận toa thuốc, sổ khám cho em bé và nghe hướng dẫn
  • Ngày lễ + Chủ nhật làm thủ tục xuất viện từ chiều hôm trước bắt đầu 14 giờ.

vicare.vn-kinh-nghiem-di-kham-tai-benh-vien-phu-san-mekong

Chia sẻ kinh nghiệm đi sinh tại BV Phụ sản MêKông

Theo kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông của bạn có nickname: crytals trên diễn đàn webtretho.com cho biết: Khi khám thai hầu như lần khám nào cũng phải siêu âm, lúc thì trắng đen, lúc thì màu... Trước khi vào khám tự vào phòng cân đo huyết áp để đo trước. Hẹn tái khám thường khoảng 4 tuần. Bác sĩ rất nhẹ nhàng, y tá cũng dễ chịu, khi hỏi được hướng dẫn khá đàng hoàng, khá đông nhưng cũng không phải chờ lâu lắm (trừ phòng siêu âm) kinh nghiệm của em là khám trước rồi mới đi siêu âm, sau đó mang kết quả siêu âm lại cho BS xem (nếu gần hết giờ làm việc mà chưa siêu âm xong thì nên quay lại phòng khám xin toa thuốc). Có cho giấy nghỉ hưởng BHXH, sau đây là quy trình khám thai trong suốt thai kỳ:

  • Khám lần 1 + Siêu âm (120.000 đồng): Em bé được 7,8 tuần nên đã nghe được tim thai. Cho toa thuốc bổ Procare để uống (không bắt buộc mua thuốc trong BV, em mua ở ngoài 220.000 đồng/hộp 30 viên). Cân nặng lúc này của em là 58kg (em cao 1m65 và thường cân nặng duy trì mức 54,55kg).
  • Khám lần 2 + Siêu âm: Bác sĩ bảo bình thường, em bị nghén không ăn được nên bác sĩ cho thêm thuốc nghén để giảm nghén (Bác sĩ dặn thêm nếu uống xong thấy chóng mặt thì ngưng liền), dặn tập ăn từ từ, cứ ăn cái gì mình thích, hình như cơ thể em ko chịu dung nạp thuốc nghén, kết quả sau 1 đêm ún thuốc là nửa ngày xin nghỉ nằm ngủ như chết ở nhà. Bác sĩ vẫn tiếp tục cho em uống Procare.
  • Khám lần 3 + Siêu âm độ mờ da gáy(200.000 đồng): Cân 57kg, huyết áp bình thường, bác sĩ bảo em bé lớn nhanh hơn tuổi thai. Siêu âm này lâu hơn bình thường nên tuần này nên đi chung với người nhà để có người bên cạnh hỗ trợ nếu quá mệt. Bác sĩ cho uống viên sắt và Canxi. Bác sĩ nói kết quả bình thường nên không cần làm thêm các xét nghiệm khác như chọc ối...
  • Khám lần 4 + Siêu âm dấu hiệu nguy cơ (200.000 đồng) và xét nghiệm máu tổng quát (1.273.000 đồng) Kết quả khám thai 18 tuần của em bé đều bình thường, phát triển khỏe mạnh. 1 tuần sau quay lại BV lấy kết quả và mang vào cho bác sĩ đọc kết quả (không cần đặt lịch khám, không tốn phí, nếu không có BS khám cho mình thì có thể đến phòng y tá trực để đọc, có hướng dẫn dán trước của phòng bác sĩ hoặc hỏi nhân viên trong BV). Em bị thiếu máu nên tiếp tục uống bổ sung sắt và canxi.
  • Khám lần 5 + Siêu âm 4D (350.000 đồng được 1 tấm màu mặt con và 1 cái đĩa CD giống như lúc nằm trong phòng thấy trên màn hình cho người nhà coi): Đã biết con là con trai. Cân 63 ký, Chích ngừa mũi uốn ván đầu tiên (32.000 đồng) sau khi chích ở lại theo dõi 30 phút nếu sưng lên hoặc chóng mặt, ngất xỉu, sốt thì nhập viện ngay.
  • Khám lần 6 + siêu âm + xét nghiệm lượng đường trong máu (160.000 đồng) xét nghiệm này yêu cầu làm sáng sớm nhịn đói, không được ăn uống gì ngoài nước lọc, lấy máu lần 1 sau đó uống 250ml nước đường trong 5 phút, sau đó ngồi đợi 1 tiếng vào lấy máu lần 2, tiếp tục ngồi đợi 1 tiếng lấy maú lần 3 xong mới được đi ăn, trong quá trình đó nếu ói hoặc xỉu thì hủy, làm lại xét nghiệm đó sau nên các mẹ cố gắng kiềm chế cơn ói (uống 1 bình nước đường rồi nhịn đói ngồi đợi rất dễ bị chóng mặt và muốn ói) để hoàn thành xét nghiệm nhé, 1 tiếng sau có kết quả luôn. Cân nặng 64kg. Em bé nặng 1,6-1,7 ký hơi to hơn bình thường (chuẩn 1,1-1,3kg). Chích ngừa uốn ván mũi 2 (32k). BS vẫn cho uống sắt và canxi. Hẹn 4 tuần tái khám + siêu âm doppler + xét nghiệm đường huyết (vì kết quả lượng đường huyết của e hơi cao nên phải theo dõi).

Cùng với đó, một bạn có nickname: ThoXanh2012 trên diễn đàn cũng cho biết: 3-4 người bạn của mình đều sinh 2 con ở Mekong (sinh thường, sinh mổ) và ai cũng mẹ tròn con vuông, rất hài lòng. Mình thì đi khám thai (chưa sinh) và cực kỳ hài lòng vì giá cả. Bác sĩ siêu âm cẩn thận rất kỹ, còn bác sĩ khám thì đọc và giải thích kết quả siêu âm rõ ràng, giải thích các thắc mắc của bệnh nhân, dặn dò chu đáo. Khi vào chích ngừa cũng được quan tâm hỏi thăm kỹ càng trước khi chích.

vicare.vn-kinh-nghiem-di-kham-tai-benh-vien-phu-san-mekong

Bảng giá một số dịch vụ tại bệnh viện

Dưới đây là bảng giá một số dịch vụ y tế tại Bệnh viện Phụ sản MêKông bạn có thể tham khảo:

vicare.vn-kinh-nghiem-di-kham-tai-benh-vien-phu-san-mekong

Bảng giá một số dịch vụ y tế tại Bệnh viện Phụ sản MêKông

Với những kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Phụ sản MêKông mà HoiBenh vừa tổng hợp, hi vọng những thông tin này sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho quý bệnh nhân khi thực hiện thăm khám và điều trị tại đây.

Nguồn: Bệnh viện Phụ sản MêKông