Kinh nghiệm đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K cho người bị cận thị

Ortho-K còn gọi là phương pháp ngưng tăng độ cận thị bằng cách đeo kính áp tròng cứng ban đêm (ít nhất là 7-8 tiếng). Khi tỉnh dậy, phần giữa của giác mạc bị chỉnh dạng và ép xuống thành 0 độ tạo nên một thị lực hoàn hảo thậm chí bạn không cần phải đeo kính nữa trong suốt khoảng thời gian ban ngày.

Kinh nghiệm đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K cho người bị cận thị Kinh nghiệm đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K cho người bị cận thị

Ortho-K còn gọi là phương pháp ngưng tăng độ cận thị bằng cách đeo kính áp tròng cứng ban đêm (ít nhất là 7-8 tiếng). Khi tỉnh dậy, phần giữa của giác mạc bị chỉnh dạng và ép xuống thành 0 độ tạo nên một thị lực hoàn hảo thậm chí bạn không cần phải đeo kính trong suốt khoảng thời gian ban ngày.

1. Tìm hiểu về kính áp tròng ban đêm Ortho-K

1.1 Nguyên lý hoạt động của phương pháp Ortho-K

  • Ortho-K là giải pháp điều trị cận thị không xâm lấn. Sử dụng một loại kính tiếp xúc đặc biệt sẽ được đeo vào mắt trước khi ngủ hàng đêm và tháo ra vào sáng hôm sau để chỉnh độ cong của giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị. Nhờ đó giúp người bị cận hạn chế sự phụ thuộc kính gọng hoặc kính sát tròng mềm vào ban ngày.
  • Đây là phương pháp có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
  • Là phương pháp điều trị tật khúc xạ tạm thời vì khi ngưng sử dụng độ cận thị sẽ trở lại như trước khi đeo kính điều trị.
  • Được xem là phương pháp điều trị tật khúc xạ an toàn, không phẫu thuật, có thể ngưng khi không muốn điều trị tiếp tục.
  • Kính tiếp xúc cứng Ortho-K làm bằng chất liệu có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy (yếu tố quyết định sức khỏe của giác mạc).
vicare.vn-kinh-nghiem-deo-kinh-ap-trong-ban-dem-ortho-k-cho-nguoi-bi-can-thi-body-1

1.2 Đối tượng phù hợp và không phù hợp với phương pháp Ortho-K

Phương pháp này áp dụng cho:

  • Người bị cận thị (dưới 10 độ) không kèm hoặc kèm loạn thị (từ 3 độ trở xuống)
  • Trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ độ tuổi để dùng phương pháp phẫu thuật
  • Người chưa có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác
  • Người không mắc các bệnh lý về bề mặt nhãn cầu
  • Có thời gian tái khám theo dõi khi thực hiện điều trị theo Ortho-K

Đối tượng nào không thể điều trị bằng kính áp tròng cứng Ortho-K

  • Người bị viêm nhiễm bán phần trước nhãn cầu.
  • Người bị các bệnh lý bán phần trước, bệnh hệ thống ảnh hưởng đến kết giác mạc.
  • Người bị khô mắt.
  • Người có mắt dễ kích ứng...

1.3 Ưu điểm khi điều trị bằng kính Ortho-K

  • Thị lực được cải thiện dần mà không cần phải mang kính gọng hay kính tiếp xúc (kính áp tròng mềm) suốt cả ngày.
  • Thị lực cải thiện trông thấy sau vài ngày hay vài tuần từ khi sử dụng kính Ortho-K
  • Cách thức sử dụng: nhanh chóng, dễ dàng, an toàn , thoải mái và có thể ngưng sử dụng bất cứ khi nào bạn muốn.
  • Phù hợp cho cả trẻ em và người lớn.
  • Lựa chọn tối ưu cho người không thích mang kính gọng và không muốn phẫu thuật hoặc không phù hợp với phẫu thuật.
  • Phương pháp này giúp người thực hiện đáp ứng được những công việc đòi hỏi không mang kính như: phi công, cảnh sát, diễn viên, vận động viên chuyên nghiệp...

2. So sánh Ortho-K với kính gọng thường

Chi phí: Mỗi một năm bạn mất khoảng 0,5 triệu đồng nếu sử dụng kính gọng thường. Còn nếu sử dụng kính Ortho-K mỗi năm bạn có thể mất tới 4 triệu. Vậy nên về chi phí thì kính gọng rẻ hơn rất nhiều lần.

Hiệu quả:

  • Kính gọng chỉ hỗ trợ vấn đề nhìn (thậm chí chỉ nhìn rõ được trong một khoảng cách nào đó) còn lại làm gì cũng bất tiện.
  • Ortho-K có tác dụng điều trị tật khúc xạ. Đối với trẻ em đây có thể là biện pháp tốt giúp cải thiện thị lực. Đối với người lớn thì được nhiều về tính thẩm mỹ và đỡ được nhiều bất tiện so hơn việc sử dụng kính gọng.

Thuận tiện: Kính Ortho-K không được đánh giá cao về điểm này: Vì bạn sẽ phải thao tác nhiều khi sử dụng kính: rửa tay, nhỏ mắt, rửa kính, đeo kính trước khi đi ngủ mỗi ngày, phải thực hiện đều đặn. Bù lại ban ngày bạn tham gia các hoạt động thoải mái, sử dụng kính thời trang các kiểu mà vẫn nhìn rõ kể cả khi trời mưa (điều mà đeo kính gọng không bao giờ làm được).

Tác dụng cải thiện thị lực: Kính Ortho-K ngoài hỗ trợ việc nhìn, không làm giảm độ cận thì cũng giúp duy trì độ cận hiện tại, không bị tăng lên. Trong khi sử dụng kính gọng thường có nguy cơ tăng độ.

Hạn chế: Dùng kính gọng thì cần cẩn thận để đánh làm vỡ, gãy gọng, hỏng mắt. Kính áp tròng cứng đeo ban đêm Ortho-K tuy giảm được nguy cơ rơi vỡ kính. Nhưng do đeo áp vào tròng mắt nên nếu không được vệ sinh kính đúng cách thì dễ gây viêm mắt, mà mắt đã bị viêm thì không đeo được kính áp tròng. Ngoài ra kính áp tròng Ortho-K cũng có khả năng gây xước giác mạc vì làm bằng thủy tinh cứng. Một hạn chế nữa là kính có kích thước nhỏ nên dễ bị rơi, bị mất nếu không cẩn thận.

Theo đánh giá từ một số người đã sử dụng kính áp tròng cứng cho thấy sau một thời gian dùng, người bệnh không mang kính vào ban ngày, thị lực của mắt đạt từ 7/10 - 10/10, tùy vào mức độ nặng, nhẹ của tật khúc xạ mà người bệnh mắc.

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K bao nhiêu tiền?

vicare.vn-kinh-nghiem-deo-kinh-ap-trong-ban-dem-ortho-k-cho-nguoi-bi-can-thi-body-2

Có khá nhiều nơi cung cấp dịch vụ này, trong đó bệnh Vinmec Times City là đơn vị nổi bật bởi dịch vụ chất lượng cao và cơ sở hạ tầng tốt. Đặc biệt, giá của phương pháp này tại Vinmec Times City tương đối “dễ chịu”.

Hiện Vinmec đang có các ưu đãi khi đăng ký các gói về Ortho-K:

  • Gói 1: Gói khám tư vấn Ortho-K giảm còn 850.000đ (giá gốc 1.700.000đ)

Bao gồm:

Khám mắt tổng quát (có hẹn)

Chụp bản đồ giác mạc (chụp topography)

  • Gói 2: Gói Ortho-K Standard (đã bao gồm kính) giảm còn 14.875.000đ (giá gốc 19.550.000đ)

Bao gồm:

Ortho-K Standard chỉ áp dụng những người bệnh đã có chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng Ortho-K.

Với những ưu điểm của mình kính áp tròng ban đêm Ortho-K đang được phụ huynh lựa chọn để điều trị các tật khúc xạ cho con em mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phương pháp Ortho-K có thể làm chậm hoặc ngừng tiến triển của cận thị trong suốt quá trình điều trị. Thêm vào đó việc kính được đeo vào mắt trước khi đi ngủ cũng giúp cho trẻ ít có cảm giác khó chịu và tránh được tâm lý sợ mang kính.

Xem thêm:

  • Gói Ortho-K
  • Những điều cần biết về cận thị ở trẻ em