Kinh nghiệm cho mẹ: Thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là rất nhanh, rất rõ rệt, đặc biệt trong khoảng 3 tháng đầu. Vì vậy, mẹ luôn tò mò muốn biết con đã lớn như thế nào, con có được phát triển đầy đủ hay không. Sau đây là kinh nghiệm cho mẹ: thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào?

Kinh nghiệm cho mẹ: Thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào? Kinh nghiệm cho mẹ: Thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào?

Thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào?

Thai nhi 10 tuần tuổi đã phát triển gần như đầy đủ các bộ phận của cơ thể và bắt đầu có những hoạt động chức năng đầu tiên, như não, thận, ruột, gan mặc dù chưa được hoàn thiện. Thai nhi 10 tuần tuổi nặng khoảng 4g, dài 3 - 4 cm.

Mô tả cụ thể thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào?

  • Tay chân bé uốn cong, chân đưa ra trước mặt. Tay nắm lại thành nắm đấm. Móng tay, móng chân hình thành.
  • Bắt đầu xuất hiện những mầm răng nhỏ bên dưới lợi, một số xương cứng dần.
  • Lông mi phủ đầy hai mắt, có chức năng bảo vệ mắt.
  • Trán phồng lên cùng với sự phát triển to ra của não bộ.
  • Thận, gan, ruột bắt đầu hoạt động chức năng.
  • Tủy sống bắt đầu sinh bạch cầu.
  • Bé có thể mút ngón tay cái
  • Thai nhi 10 tuần tuổi đã có thể đá, đạp, vặn mình, xoay người, trườn. Hình ảnh thai nhi co duỗi nhẹ nhàng được so sánh giống như múa bale trong nước. Tuy nhiên, do kích thước còn nhỏ nên mẹ chưa thể phát hiện được.

Với những mô tả trên, chắc hẳn mẹ đã có thể hình dung được thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào rồi.

Những thay đổi và lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi được 10 tuần tuổi

vicare.vn-kinh-nghiem-cho-me-thai-nhi-10-tuan-tuoi-trong-nhu-nao-body-1

Song song với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ cũng có những biến đổi tương ứng, biểu hiện ra bên ngoài. Đó là:

  • Kích thước tử cung tăng gấp 2 lần.
  • Tim thai được nghe rõ, thường đã bắt đầu từ tuần thứ 8. Âm thanh như tiếng ngựa thở phì phò này làm mẹ rất vui và xúc động.
  • Mẹ cảm thấy khỏe hơn, buồn nôn, ốm nghén bắt đầu giảm.
  • Đôi khi mẹ sẽ bị táo bón do hormon thay đổi làm rối loạn quá trình tiêu hóa.
  • Mẹ hay ợ nóng do hormon làm giãn van thực quản - dạ dày, khiến dịch tiêu hóa dễ trào ngược lên hầu - họng.
  • Xuất hiện vết sẫm màu kéo dài từ rốn đến vùng bụng dưới.
  • Giảm mụn do nội tiết.
  • Mẹ bầu ít tăng cân do ốm nghén. Thai nhi ở tuần tuổi thứ 10, mẹ bớt nghén, ăn uống tốt sẽ tăng cân nhanh hơn.
  • Đôi khi mẹ còn thấy đau lưng.
  • Mẹ có nguy cơ nhiễm trùng thai kì.

Để chăm sóc mẹ và bé thật tốt, đồng thời chuẩn bị cho sự ra đời của bé, có một số lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 10 tuần tuổi như sau:

  • Lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, chuyển dạ và phục hồi sau sinh dễ dàng hơn.
  • Mặc đồ rộng, thoải mái, mùa hè thoáng mát, mùa đông giữ đủ ấm. Giai đoạn này mẹ đã bắt đầu tăng cân, ngực căng tức nên cần mặc đồ bầu cho phù hợp.
  • Tham gia các lớp tiền sản, có thể tham gia cùng bố, để chuẩn bị kiến thức và tâm lý để đón bé chào đời, chăm sóc bé.
  • Tìm hiểu và phòng tránh nhiễm trùng thai kì.

Như vậy, biết được thai nhi 10 tuần tuổi trông như thế nào, mẹ sẽ an tâm hơn. Cùng với sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ sản khoa, mẹ nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để đạt được sức khỏe, tinh thần tốt nhất.

Xem thêm:

  • Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì và không nên ăn gì để tránh dị tật thai nhi?
  • Mang thai 3 tháng đầu bà bầu có nên ăn, uống nước yến sào không?
  • Rốn lồi nhiều khi mang thai lý do là gì?