Kiêng gì khi mắc bệnh quai bị?
Bệnh quai bị là căn bệnh mà hầu hết mọi người đều sẽ mắc phải. Quai bị sẽ không nghiêm trọng khi người bệnh tuân thủ tốt việc điều trị, cách ly để tránh lây nhiễm. Vậy người mắc bệnh quai bị cần kiêng những gì?
Kiêng gì khi mắc bệnh quai bị?
Cách ly
Quai bị là bệnh dễ lây nhiễm nên để tránh bệnh bùng phát thành đại dịch một khi đã mắc bệnh bạn nên ở trong phòng, cách ly với những người xung quanh. Tuyệt đối không đến những nơi tập trung nhiều dân cư như bệnh viện, trường học.
Nếu trong gia đình có người bị thủy đậu cũng hãy đảm bảo cách ly bằng cách dùng riêng tất cả các đồ đạc đặc biệt là đồ dùng cá nhân như bát đũa, bàn chải, khăn mặt, khăn tắm....Khi mang đồ ăn thức uống vào cho người bệnh phải đeo khẩu trang.
Kiêng gió và nước lạnh
Đây là hai điều kiêng kỵ phổ biến chúng ta thường nhắc nhau khi chẳng may mắc quai bị. Vì gió và nước lạnh sẽ làm vùng mắc quai bị sưng và đau hơn.
Vì phải kiêng nước nên nhiều người thắc mắc vậy quai bị có tắm được không? Câu trả lời là có. Không những có thể tắm được mà điều này còn cần thiết để làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, vi trùng. Tuy nhiên người bệnh cần tắm bằng nước ấm và tắm nhanh hơn bình thường 1 chút, không nên ngâm mình trong bồn quá lâu.
Kiêng đồ nếp, đồ ăn chua
Những món ăn có vị chua như cóc, sấu, me, dưa chua, cà muối không dành cho người mắc quai bị. Lý do là bởi những thực phẩm này làm tăng tiết nước bọt, chỗ quai bị sẽ sưng to lên. Tương tự, những đồ nếp (xôi, bánh chưng) cũng gây ra tình trạng này.
Nhiều người hay nhầm lẫn cứ mắc bệnh là kiêng hết những thực phẩm chua song đối với cam, chanh thì khác. Chúng cũng có vị chua nhưng lại rất giàu vitamin C cần thiết để tăng sức đề kháng cho người bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, nếu mỗi ngày uống 1 cốc nước cam thì thời gian mắc bệnh có thể rút ngắn lại 1/3.
Kiêng vận động mạnh
Lúc này cơ thể khá mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Nếu không có việc gì cấp thiết bạn nên dành thời gian thư giãn, không nên vận động tay chân nhiều khi đang mắc bệnh.
Nhiều trường hợp cố tình vận động khi mắc quai bị đã gây ra những biến chứng khôn lường. Phổ biến nhất với nam giới là tinh hoàn trở nên sưng, đau, trong dân gian gọi là chạy hậu. Nếu không biết cách xử lý kịp thời có thể gây ra vô sinh sau này.
Không tự ý dùng thuốc
Nếu mắc quai bị ở người lớn kèm sốt cao hãy đi khám bác sĩ để được hướng dẫn loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, lúc này chỗ lên quai bị rất đau bạn nên chọn loại thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ nhai. Tất cả các loại thịt cá nên chế biến thành cháo, súp để vừa dễ ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, người bị bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép... để tốt cho quá trình chống lại bệnh quai bị.
Theo Vietnamnet
Xem thêm:
- Khả năng bà bầu lây quai bị khi mang thai lần 2
- Bệnh quai bị ủ bệnh bao nhiêu ngày?