Kiến thức cơ bản về vắc xin với trẻ em

Bạn điều trị những vết sưng, thâm tím, và dỗ dành khi đứa trẻ ốm. Vắc xin là một cách quan trọng khác để bảo vệ sức khỏe con bạn.

Kiến thức cơ bản về vắc xin với trẻ em Kiến thức cơ bản về vắc xin với trẻ em

Làm cha mẹ có nghĩa là bạn phải lo lắng về việc giữ cho con mình an toàn và khỏe mạnh.

Hãy tìm hiểu xem vì sao các bác sĩ khuyên bạn về một số loại vắc xin và thời điểm con bạn nên dùng. Dưới đây là một vài câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp.

Vắc xin là gì?

Nó là một loại thuốc bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh nguy hiểm hoặc có thể gây tử vong. Vắc xin giúp hệ miễn dịch của bạn tạo ra một công cụ, gọi là kháng thể, cần có để chống lại vi rút và vi khuẩn gây ra bệnh tật. Có thể sẽ mất vài tuần để cơ thể của bạn sản xuất ra các kháng thể đó. Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với bệnh ngay trước hoặc sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh đó, thì bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Con tôi cần những loại nào?

Hầu hết những đứa trẻ khỏe mạnh nên tiêm vắc xin theo từng độ tuổi. Bác sĩ của con bạn sẽ cho bạn biết khi nào đến thời điểm tiêm vắc xin. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về thời gian tiêm của các mũi từ CDC (Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ).

Dưới đây là những mũi tiêm mà các bác sĩ khuyên hầu hết mọi đứa trẻ:

Trong 6 năm đầu:

  • Viêm gan B (hep B) – Mũi tiêm này ngăn chặn sự nhiễm trùng gây hại cho gan. Trẻ con cần tiêm 3 mũi này trong 18 tháng đầu tiên của cuộc đời.

  • Rotavirus (RV) – Mũi tiêm này bảo vệ con bạn khỏi nhiễm trùng đường ruột có thể gây ra tiêu chảy đe dọa sự sống của con bạn. Bé sẽ tiêm ba mũi này trong khoảng từ 2 đến 6 tháng tuổi.

  • Bạch hầu, uốn ván, và ho gà (DTaP) – 5 mũi này sẽ bảo vệ bé chống lại tất cả 3 bệnh trên. Bắt đầu tiêm từ 2 tháng và kéo dài đến 6 tuổi.

  • Vi khuẩn viêm màng não dạng B (Hib) – Vắc xin bảo vệ bé chống lại vi khuẩn gây nguy hiểm cho não, phổi và nhiễm trùng khí quản. Trẻ em thường tiêm 3 hoặc 4 mũi này (tùy theo từng hãng vắc xin), bắt đầu từ 2 tháng tuổi.

  • Vắc xin phế cầu khuẩn (PCV13) – Liều vắc xin này được chia làm 4 mũi, bắt đầu từ 2 tháng tuổi. Mũi tiêm bảo vệ bé khỏi bị chết não và nhiễm trùng máu.

  • Vắc xin phòng bại liệt (IPV) – 4 mũi tiêm phòng bệnh bại liệt, bắt đầu từ 2 tháng tuổi.

  • Sởi, quai bị, rubella (MMR) – Hai mũi tiêm bảo vệ bé an toàn với cả 3 bệnh trên. Con của bạn sẽ tiêm mũi đầu vào khoảng 12-15 tháng và mũi tiếp theo vào 4-6 tuổi.

  • Viêm gan A (hep A) – Virus viêm gan A có thể gây hại cho gan. Trẻ con nên tiêm 2 mũi vắc xin này, mũi đầu là khi 1 tuổi.

  • Thủy đậu - Kids need two doses, spaced out about 4-5 years.

  • Cúm – Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ khuyên rằng mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm vắc xin này mỗi năm. Trẻ em dưới 9 tuổi có thể cần nhiều hơn 1 mũi tiêm.

vac xin

Từ 7 đến 18 tuổi

  • Uốn ván, bạch hầu, và ho gà (Tdap) – Đây là mũi tiêm tiếp theo mũi DTaP mà đứa trẻ đã tiêm trước đây. Chúng cần nó vì sự bảo vệ của DTaP sẽ yếu dần theo thời gian..

  • Vắc xin viêm màng não mô cầu (MCV4) – Vắc xin này bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm màng não, một căn bệnh ảnh hưởng đến não bộ và xương khớp. Trẻ con cần tiêm mũi đầu tiên vào khoảng 11-12 tuổi và mũi tiếp theo khi 16 tuổi.

  • Virus lây qua đường tình dục (HPV) – Loại virus thông thường này dẫn đến ung thư cổ tử cung và nấm ở bộ phận sinh dục. Trẻ con cần tiêm 3 liều này bắt đầu từ 11-12 tuổi.

  • Cúm – Khuyên tiêm mỗi năm.

Con bạn cũng cần cả những mũi tiêm này nếu như bé chưa được tiêm trước 7 tuổi:

  • Hep A

  • Hep B

  • IPV

  • MMR

  • Varicella

Vì sao có quá nhiều mũi phải tiêm cùng thời điểm?

Các nhà khoa học đưa ra thời gian tiêm của từng loại vắc xin vì những điều sau:

1. Độ tuổi mà vắc xin hoạt động hiệu quả nhất trong hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu rất cẩn thận độ tuổi hợp lý và liều lượng cho mỗi loại.

2. Việc ngăn chặn bệnh tật càng sớm càng tốt rất quan trọng. Giãn cách các mũi tiêm ra có nghĩa là con bạn sẽ được bảo vệ dài hơn. Những căn bệnh bị vắc xin ngăn chặn thường nguy hiểm với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn là khi đã trưởng thành.

Có thể bạn sẽ băn khoăn liệu việc giãn cách các mũi tiêm như vậy có ổn không? Nhưng hãy nhớ rằng, có rất nhiều bằng chứng chứng minh rằng lịch tiêm các mũi vắc xin được Trung tâm phòng chống bệnh tật khuyên dùng là tốt nhất cho trẻ nhỏ. Và không có bằng chứng nói rằng lịch tiêm nào khác an toàn hơn hoặc có tác dụng tốt hơn cả.

tiem ngua

Mỗi ngày, cơ thể trẻ con chống lại 6.000 vi sinh vật. Nhưng các loại vắc xin tiêu chuẩn đẩy con số đó xuống chỉ còn 150.

Vì sao con tôi phải tiêm lại những mũi vắc xin giống nhau?

Một số loại vắc xin cần được tiêm nhiều hơn một liều để giúp hệ miễn dịch tạo ra đủ công cụ bảo vệ cơ thể. Việc tiêm đủ số mũi của loại vắc xin nào đó rất quan trọng. Nếu bạn không làm thế, con của bạn sẽ không có được sự bảo vệ toàn diện.

Một số loại vắc xin khác lại dần hết tác dụng. Việc tiêm bổ sung sẽ đảm bảo cho hệ miễn dịch có thể chống lại căn bệnh đó.

Nếu con bạn tiêm thiếu liều, hãy hỏi bác sĩ để lên lịch lại. Trung tâm phòng chống bệnh tật có một “Lịch tiêm chủng bổ sung” cho những ai bỏ sót mũi tiêm.

Những ai không nên tiêm vắc xin?

Nếu con bạn bị cảm, thì việc đưa đứa bé đi tiêm đúng thời gian cũng không có vấn đề gì cả. Những nếu đứa bé ốm quá nặng, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu chờ thêm một thời gian. Hãy chắc rằng bác sĩ biết rõ con bạn có đang bị ốm hoặc vừa bị ốm trước khi đi tiêm chủng hay không.

Những người mắc một số bệnh ung thư và hệ miễn dịch có vấn đề thì không nên tiêm vắc xin làm từ virus sống. Những loại này bao gồm vắc xin cúm dạng xịt mũi (FluMist), Thủy đậu, và MMR. Hãy đảm bảo rằng bác sĩ của con bạn biết rõ tình trạng sức khỏe của bé.

Nếu con bạn đã từng bị dị ứng nghiêm trọng với một loại vắc xin, thì không nên để đứa bé tiêm mũi vắc xin đó lần thứ hai nữa. Trẻ con có thể cũng cần tránh tiêm vắc xin nếu chúng bị dị ứng nặng với: Trứng, một vài loại kháng sinh, Gelatin.

Bác sĩ có thể nói cho bạn biết loại vắc xin nào phù hợp với con bạn.

Vậy còn phản ứng phụ?

Giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc xin cũng có thể gây ra phản ứng phụ.

Hầu hết các phản ứng đều rất nhẹ và không kéo dài quá lâu. Con bạn có thể quấy khóc, cảm thấy đau nhức hay tấy đỏ vùng da bị tiêm, hoặc bị sốt nhẹ.

123456

Một vài đứa trẻ cũng có thể bị sưng hạch bạch huyết và đau khớp. Những dạng phản ứng này thường biến mất mà không cần điều trị, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu nó xảy ra.

Rất hiếm các tình huống nghiêm trọng do vắc xin. Hãy gọi cho bác sĩ của con bạn ngay khi con bạn tiêm vắc xin và bạn nhận thấy bé bị: sưng to ở vùng bị tiêm, phát ban, sốt cao.

Nếu tôi không cho con tiêm vắc xin thì sao?

Con bạn sẽ bị đe dọa bởi rất nhiều căn bệnh nguy hiểm hoặc có thể gây tử vong. Nếu ai đó bị ốm, họ có thể lây lan mầm bệnh sang những đứa trẻ chưa được tiêm vắc xin, hoặc những người không thể tiêm vắc xin.

Hãy nhớ rằng, các bác sĩ nhi của bạn luôn muốn đảm bảo cho con bạn được an toàn và khỏe mạnh. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy hỏi họ. Theo đó, bạn sẽ có thể quyết định điều gì là tốt nhất với con mình.

Nguồn: Wedmd