Kiểm tra độ đậm đặc của xương bằng phương pháp DXA

Kiểm tra độ đậm đặc của xương bằng phương pháp quét DXA, bạn biết gì về phương pháp này ?

Kiểm tra độ đậm đặc của xương bằng phương pháp DXA Kiểm tra độ đậm đặc của xương bằng phương pháp DXA

Quét DXA có nên được lặp lại nhiều lần trong quá trình theo dõi điều trị?

Tần suất giám sát điều trị loãng xương bằng quét DXA vẫn là điều gây tranh cãi. Một số bác sĩ đã đưa ra lời khuyên nên quét DXA cách quãng từ một đến hai năm để theo dõi những thay đổi về độ đậm đặc xương trong quá trình điều trị. Nhưng bằng chứng khoa học gần đây lại đặt ra câu hỏi về sự hữu ích của việc giám sát cách quãng này.

độ đậm đặc của xương


Vì sao quét độ đậm đặc của xương là vô cùng phức tạp?

Thay đổi về độ đậm đặc của xương xảy ra rất chậm đến mức nhiều khi những thay đổi này thậm chí còn nhỏ hơn sai số của máy đo. Hay nói cách khác, sự lặp đi lặp lại của việc quét DXA cũng không thể phân biệt được mức độ tăng “thực sự” của độ đậm đặc xương hay sai số của máy. Thông thường, BMD thay đổi 1% mỗi năm, thấp hơn so với sai số của máy DXA (thường là trong khoảng 3%). Thay đổi nhỏ hơn 2% -4% ở các đốt sống và 3% -6% ở hông từ thử nghiệm để kiểm tra có thể là do lỗi đo từ máy.


Trong khi đó, mục đích thực sự của việc chuẩn đoán và điều trị loãng xương là để làm giảm nguy cơ gãy xương, không có sự tương quan giữa tăng độ đậm đặc xương đo bằng máy DXA với sự giảm nguy cơ gãy xương trong điều trị. Có nhiều ví dụ về điều này trong các nghiên cứu lâm sàng gần đây. Sự cải thiện trong độ đậm đặc của xương chỉ chiếm 4% trong việc giảm nguy cơ gãy cột sống với raloxifene (Evista), 16% trong việc giảm nguy cơ cột sống bị gãy xương với alendronate (Fosamax), và 18% trong việc giảm nguy cơ gãy xương cột sống với risedronate (Actonel, Atelvia). Do vậy cải thiện độ đậm đặc xương không chỉ ra tác dụng điều trị chống loãng xương. Sử dụng thuốc có thể làm giảm nguy cơ gãy xương của một người thậm chí không cần tới sự tăng độ đậm đặc của xương. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu đều bất ngờ về thông tin này.

Thậm chí nếu quét DXA cho thấy tiếp tục suy giảm độ đậm đặc xương trong quá trình điều trị, thì cũng không có một số liệu nghiên cứu nào chứng minh rằng việc thay đổi thuốc, kết hợp thuốc hay tăng liều lượng thuốc sẽ an toàn và có tác dụng trong việc giảm nguy cơ gãy xương so với chỉ dùng loại thuốc tương tự.

Ngay cả khi độ đậm đặc xương của một người bị suy giảm trong khi điều trị, nhưng nếu không điều trị thì có thể độ đậm đặc xương còn bị mất nhiều hơn.

Top 5 Bác sĩ tuổi trẻ tài cao chuyên khoa cơ xương khớp tại Hà Nội


Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những phụ nữ giảm độ đậm đặc xương sau năm điều trị đầu tiên của liệu pháp hormon mãn kinh sẽ lấy lại được độ đậm đặc xương trong hai năm tiếp theo, trong khi phụ nữ tăng trong năm đầu tiên sẽ có xu hướng giảm trong hai năm điều trị tiếp theo. Do đó, độ đậm đặc xương trong quá trình điều trị có biến động một cách tự nhiên và có thể không thể hiện tác dụng bảo vệ gãy xương.

Chi phí DXA là bao nhiêu?

Chi phí cho việc quét DXA thay đổi tùy theo chính sách bảo hiểm. Nói chung, một bệnh nhân không có bảo hiểm y tế chi trả bằng tiền mặt có thể phải trả khoảng $ 200- $ 300 cho các thủ tục điều trị ở Hoa Kỳ.

Bài viết này, HoiBenh giới thiệu cho bạn một phương pháp đo độ đậm đặc của xương cực kỳ hiệu quả- phương pháp DXA cũng như những lưu ý khi tiến hành phương pháp này.

Nguồn: medicinenet