Kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi
Trong suốt thời gian thai kỳ, mỗi lần đi siêu âm ngoài việc biết được những thông số về nhịp tim, chỉ số nước ối, đường kính lưỡng đỉnh... thì có hai vấn đề mà các mẹ bầu rất quan tâm đó là kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi.
Kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi
Vậy kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi
Thường thì đến trước 20 tuần tuổi, thai nhi sẽ cuộn tròn trong bụng mẹ vì vậy mà chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông. Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ có xu hướng tăng dần đều. Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng lên tối đa để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, những con số này chỉ mang tính chất tham khảo để mẹ ước lượng được thai nhi của mình có phát triển bình thường kể từ khi bé mới chỉ là một bào thai bé xíu, đến khi chiều cao và cân nặng của bé dần có sự thay đổi.
Đo từ đầu đến mông (từ 8-20 tuần tuổi)
Đo từ đầu đến chân (từ 21-42 tuần tuổi)
Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Yếu tố di truyền và chủng tộc
Sức khỏe của bà bầu cũng gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi: Mẹ bầu bị mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn và nặng cân hơn.
Vóc dáng của mẹ
Mức thay đổi cân nặng ở mẹ cũng là một phần gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không có dấu hiệu tăng cân, thì thai nhi sẽ thiếu cân và suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ sẽ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.
Thứ tự khi sinh con
Ở con thứ thường sẽ có xu hướng lớn hơn con đầu. Nhưng khi khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.
Số lượng thai trong bụng mẹ
Nếu mẹ mang đa thai hay song thai thì cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn so với mức bình thường.
Thai nhi phát triển hơn và kém hơn so với tuần thai
Thai nhi phát triển hơn so với tuần thai
Nếu thai nhi có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3 cm có nghĩa là bé đang phát triển có kích thước lớn hơn so với tuổi thai. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành siêu âm và kiểm tra để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Thai quá lớn gây ảnh hưởng đến mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Bé cũng có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thai nhi phát triển kém hơn so với tuần thai
Nếu thai nhi có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3 cm, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ phương pháp điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng hay cách thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Không chỉ gặp nguy cơ về suy dinh dưỡng và yếu ớt khi lớn lên, thai nhi quá nhỏ cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh...
Trọng lượng của bà bầu có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Tương tự với mức cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cũng có mức tăng cân khác nhau theo từng tuần tuổi. Thông thường trong quý đầu mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng từ 1-2 kg. Từ tháng thứ 4 thai kỳ, mỗi tuần tăng khoảng từ 0,3-0,5kg là đủ. Sự tăng cân đều của người mẹ là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống đã có đầy đủ dưỡng chất và khoa học. Đồng thời cũng cho biết được thai nhi trong bụng đang phát triển tốt.
Mức cân nặng của các mẹ bầu sẽ được chia ra như sau:
- Thai nhi chiếm từ 3,2–3,5 kg
- Nhau thai từ 0,45-1 kg
- Tử cung: 0,9 kg
- Nước ối từ 0,7-0,9 kg
- Ngực mẹ bầu chiếm từ 0,5 kg
- Khối lượng máu: 1,2-1,4 kg
- Chất béo từ 2,3 kg
- Mô, chất lỏng chiếm từ 1,8-3,2 kg
Như vậy, bảng kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi cũng như mức tăng cân của mẹ chỉ mang tính chất tương đối. Nên mẹ bầu chỉ dùng bảng trên để tham khảo còn muốn biết rõ hơn về sức khỏe thai kỳ của mình thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
- Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần có thể mẹ chưa biết
- Bí quyết ăn uống cho mẹ để tăng cân cho thai nhi