Không khí khô dễ làm chảy nước mũi
Thời tiết thay đổi đột ngột, không khí khô và trở nên ẩm thấp là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý. Trong đó có thể kể đến việc bị chảy nước mũi thường xuyên đối với nhiều người, đây là dấu hiệu mũi đã bị viêm. Nếu không kịp thời khắc phục nhanh chóng sẽ khiến tình trạng nặng hơn và gây ra các bệnh về tai mũi họng đáng tiếc. Để hiểu hơn vấn đề này, kính mời quý đọc giả cù...
Không khí khô dễ làm chảy nước mũi
Thời tiết thay đổi đột ngột, không khí khô và trở nên ẩm thấp là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý. Trong đó có thể kể đến việc bị chảy nước mũi thường xuyên đối với nhiều người, đây là dấu hiệu mũi đã bị viêm. Nếu không kịp thời khắc phục nhanh chóng sẽ khiến tình trạng nặng hơn và gây ra các bệnh về tai mũi họng đáng tiếc. Để hiểu hơn vấn đề này, kính mời quý đọc giả cùng chuyên mục Sống khỏe của Vicare kỳ nay theo dõi bài viết dưới đây.
Các biến chứng khi bị chảy nước mũi
Chảy nước mũi là hiện tượng biểu hiện cho sự viêm mũi (khi mũi bị viêm, nước mũi bắt đầu chảy ra, ban đầu có màu trong sau đó đặc lai chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Hiện tượng chảy nước mũi xảy ra chủ yếu vào mùa đông, khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khí khô khiến cho mũi bị viêm.
Chứng bệnh này có thể tự hết nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nếu không kịp thời điều trị như viêm xoang, viêm họng, viêm thanh khí phếquản...
Tại sao bị chảy nước mũi?
Thực tế, trong mũi lúc nào cũng có nước mũi. Nước mũi được ví như tấm bình phong bảo vệ sức khỏe của con người, nó giúp lọc sạch, làm ấm, ẩm không khí; giúp cho mũi không bị khô bởi không khí khi hít vào bên trong, khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại bị giữ lại bên ngoài. Người bình thường mỗi ngày cần xử lý một lượng nước mũi rất lớn. Nhưng không phải ngày nào chúng ta cũng chảy nước mũi. Một phần nước mũi được bốc hơi, một phần kết thành ghỉ mũi, còn phần lớn đều bị chúng ta nuốc vào trong bụng.
Trong nước mũi có những thành phần chủ yếu là chất keo được tạo thành từ hợp chất các bon nên chúng có thể hút một lượng nước lớn. Ngoài ra, trong nước mũi còn bao gồm các kháng thể và chất xúc tác hòa tan các vi nấm giúp diệt các vi nấm, chất độc. Những thành phần này tạo nên chất dinh dưỡng và được dạ dày tiêu hóa, hấp thụ. Lượng nước mũi tăng lên nếu khoang mũi bị kích thích hoặc viêm, dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Đây là một phản ứng do hệ thống miễn dịch tạo ra nhằm tiêu diệt những chất độc, vi khuẩn gây hại.
Nươc mũi bình thường không có màu, nhưng khi thời tiết thay đổi; không khí khô gây cảm lạnh sẽ làm nước mũi có màu trắng, dần đặc lại, lâu hơn sẽ có mầu vàng hoặc xanh. Bởi trong mũi có rất nhiều tế bào hạt có màu xanh nên nước mũi chảy ra có màu xanh. Hệ thống miễn dịch sẽ tiết ra các tế bào hạt để kháng lại vi khuẩn vi phát hiện có vi khuẩn xâm nhập.
Nguyên nhân và hậu quả của chảy nước mũi
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chảy nước mũi, bao gồm:
- Sự xâm nhập mạnh mẽ của vi khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Do có dị vật trong mũi: lông thú, đất, cát, viên bi,...
- Khối u lành tính hoặc ác tính.
- Do thời tiết khô kết hợp với các bụi bẩn, hóa chất... là những tác nhân gây kích thích hốc mũi. Làm cho các tuyến chế tiết tăng cường sản xuất dịch, dịch được sản xuất ra nhiều hơn bình thường, từ đó gây nên hiện tượng chảy nước mũi. Bên cạnh đó Bác sĩ Hòa còn cho biết nếu như tình trạng chảy nước mũi kéo dài sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, thở khó khăn do chảy nước mũi làm giảm lượng khí lưu thông trong mũi. Mất tự tin trong giao tiếp do phải khạc, nhổ, xì mũi thường xuyên.
Chảy nước mũi là biểu hiện của các bệnh như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm thanh khí phế quản. Vì vậy nếu thấy đờm đặc hoặc có màu xanh, vàng, hôi thì cần khám Tai mũi họng để xác định chính xác bệnh và điều trị sớm.
Theo Sức khỏe đời sống